Đối diện Sàigòn
Tác Giả: Thanh Hiền - Dị Nhơn
Bell Thành phố sương mù 2016
Xuất bản 2004
Sàigòn tủi nhục hôm qua
Đã vào quá khứ từ ba năm rồi
Sàigòn ngẩng mặt nhìn đời
Bước trên hè phố rừng người chen nhau !
Đối diện Sàigòn
Tôi trở lại Sàigòn vào đầu tháng 8-1972, Sàigòn tủi nhục hôm qua đã lui vào quá khứ. Tôi ngang nhiên đối diện với Sàigòn hôm nay, tôi ngẩng mặt nhìn Sàigòn mà chẳng còn sợ người uy hiếp, bắt cóc, hình như trong một khía cạnh nào đó Sàigòn vẫn còn một chút cảm tình trìu mến trong tôi. Tôi không còn mặc cảm khi cùng Sandy sánh bước trên đường phố, dù đôi khi bắt gặp những ánh mắt mất thiện cảm.
Sàigòn thôi hết âm u
Đã qua rồi đám mây mù thiên tai
Sàigòn đối diện hôm nay
Sandy- Thanh Hiền Sàigòn 1973
Tôi thuê nhà của Thiếu Tá Phạm Văn Thức, ông thuộc ngàng An Ninh Quân Đội, Ông còn 1 căn lầu 4 tầng nằm trong hẻm .Căn tôi thuê 2 tầng , mặt tiền mang số 186 Sư Vạn Hạnh gần khách sạn Lộc và gần chợ An Đông. Tôi thuê tầng trệt, giá thuê 40.000 đồng 1 tháng. Ông Thức ghi tên chúng tôi vào sổ gia đình. Phường trưởng phường Nguyễn Huỳnh Đức là Đại Uý Nguyễn Gia Quơn. Toà hành chánh quận 5 nằm trên đường Hồng Bàng số 203.
Phía trái căn nhà đầu của bác trí, sau bán lại cho cô Thanh Hoa, con gái bác Trần Thiện Phương, Căn thứ 3 của Trung Tá Không Quân Nguyễn Công Phước, ông bà có 5 cô con gái. căn thứ 4 của Đại Tá Ngô Mạnh Duyên, thuộc về Toà án Quân Sự, trước nhà luôn có an ninh gác cửa. Căn thứ 5 của Trung Tá Hùynh Ngọc Ngô , căn thứ sáu Trung Tá Quân Cảnh Nguyễn Thanh Thao và kế đó là khách sạn Lộc.
Sandy vẫn còn làm cho PX, đôi khi phải đi công tác tới Cần Thơ thường mang tiền lương đến những nơi còn cửa hàng PX. Tôi có thẻ đi PX và Commissary, chỉ để trình khi vào cổng chứ sandy không cho xài, vì anh bảo chỉ thẻ của anh cũng dư xài rồi.Nhiểu khi mua nhiều quá tôi phải thuê xe chở về cho má xài bớt. Chỉ bán ít thuốc lá cho chị Tư bán thuốc lá trước nhà, chồng chị là Cảnh Sát. Sandy mua chiếc xe Jeep dân sự, chúng tôi hay đi Commissary nằm bên kia cầu Sàigòn, lần nào về cũng ghé Vương Cung Thánh Đường uống nước dừa xiêm.
hiệp định Ba Lê ngày 27 tháng 1 năm 1973
Cuối năm 1972, Tổng Thống Nixon thắng cử . Thể theo hiệp định Ba Lê, các lực lượng Mỹ và Đồng Minh phải rút khỏi Việt Nam trong vòng 60 ngày. Bộ Tư lệnh viện trợ sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MAVC), do đó được thay thế bằng cơ quan Tuỳ Viên Quân (DAO). Cơ quan này chính thức hoạt động ngày 28/1/1973, với nhiệm vụ yểm trợ quân lực VNCH và thu nhập các tin tức tình báo.
Hiệp định Ba Lê, thoả hiệp chấm dứt chiến tranh và vãn hồi hoà bình tại Việt Nam ký kết ngày 27/1/1973, thành lập uỷ ban Liên Hợp Quận Sự 4 bên (Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng Hoà-Cộng Sản Bắc Việt-Việt Cộng). Uỷ hội Kiểm soát Quốc tế gồm: (Hung-Ba Lan-Nam Dương-Gia Nả Đại). Kết quả là chỉ trong 1 ngày hiệp định Ba Lê có hiệu lực, được ghi nhận hơn 1.000 phi vụ vi phạm của CS.
Chính phủ VNCH đã chính thức phản kháng với Uỷ Hội Kiểm Soát và Giám sát Quốc tế (ICCS) và Uỷ Ban Liên Hợp 4 bên. Chính phủ ra lệnh cho phái đoàn VNCH bỏ hội nghị đang hợp tại Ba lê, đồng thời bãi bỏ các đặc miễn của CSBV, và Việt Cộng trong các Uỷ Ban Liên Hợp Quân Sự. Việt Cộng phản kháng bằng cách rút phái đoàn của họ ra khỏi Tân Sơn Nhất.
Tại Mỹ , Tổng thống Nixon phải đối đầu với nhiều khó . Ngày 30/9/1973, Phó Tổng Thống Spiro T.Agnew từ chức vì dính liếu đến khai gian thuế vụ. Gerald R. Ford nguyên lãnh tụ thiểu số của đảng Cộng Hoà tại Hạ Viện được Nixon chọn để thay thế. Tháng 10 năm 1973 Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật về quyền hạn chiến tranh (War Power Act) và cắt giảm tài khoá của VNCH.
Tiền đô đỏ bị đổi làm nhiều con buôn chợ đen xập tiệm. Thời gia lúc đó 100 đ6 xanh đổi ra được 76.000 ngàn tiền Việt, 1 ký thịt đùi giá 1.500 đồng, làm tóc , móng tay từ 1.200 đến 1.800 đồng.
Bước qua hẻm,dãy phố mặt tiền là đường Sư Vạn Hạnh, căn phố đầu của một người gốc Hoa tên Tòng , căn kế của ông bà Ong Phú Xuyên của ngân hàng Sàigòn Tín Dụng, mới tới nhà bác Trần Thiện Phương, bác có trai là cậu Trần Thiện Thuận du học tại Mỹ, cậu Trần Thiện Thoàn, 4 người con gái là Cô Thanh Hoa đã có gia đình, Ngọc Sương với Minh Tâm du học tại Mỹ, cô gái Út là Minh Thu. Căn phố bìa của Đại Tá Hà Văn Tấn thược bộ Tổng Tham Mưu, ông hay nghiên cứu về tử vi, ông bấm cho tôi với con 2 lá số tử vi.
Tôi không giữ thân cho tôi mà tôi muốn giữ thân cho đứa con gái thương yêu duy nhất . Tôi không muốn con tôi nhận cái hậu quả của tôi làm bởi lòng ích kỷ của người mẹ. Dù tôi không là người đàn bà chính chuyên, đã dám coi thường cái xã hội mà người phụ nữ quá rẻ hơn bèo, và cũng đã một lần dám vì Tình Yêu mà chạy trốn theo tình nhân. Táo bạo hơn lại dám kết hôn với người Mỹ. Với Sandy, tôi dám tự hào là người vợ đầy đủ bổn phận và chung thuỷ. Anh là người Mỹ duy nhất trong đời mà tôi sống chung cho đến bây giờ.
Chính phủ VNCH đã chính thức phản kháng với Uỷ Hội Kiểm Soát và Giám sát Quốc tế (ICCS) và Uỷ Ban Liên Hợp 4 bên. Chính phủ ra lệnh cho phái đoàn VNCH bỏ hội nghị đang hợp tại Ba lê, đồng thời bãi bỏ các đặc miễn của CSBV, và Việt Cộng trong các Uỷ Ban Liên Hợp Quân Sự. Việt Cộng phản kháng bằng cách rút phái đoàn của họ ra khỏi Tân Sơn Nhất.
biển Sa Huỳnh
Trong năm 1973, có 5 trận đụng độ lớn tại Cửa Việt, Sa Huỳnh, Hồng Ngự, Trung Ngĩa và Tống Lê Chân. Cửa khẩu Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi, trước kia cạn, chỉ có thuyềnn hỏ cập bến, năm 1966 Lữ đoàn 11 Hoa Kỳ đến đóng tại núi Đàng phía Đông quận lỵ Đức Phổ, họ sửa chữa để tàu bè cở trung có thể vào đậu, biến thành điểm dự trử tiếp liệu. Trung Nghĩa một làng nhỏ nằm tại giao lưu 2 con sông Dak Bla và Krong Polo về phía tây tỉnh Kontum.
Tiền đô đỏ bị đổi làm nhiều con buôn chợ đen xập tiệm. Thời gia lúc đó 100 đ6 xanh đổi ra được 76.000 ngàn tiền Việt, 1 ký thịt đùi giá 1.500 đồng, làm tóc , móng tay từ 1.200 đến 1.800 đồng.
Chị Nguyễn Công Phước - Thanh Hiền - Bà Rịa 1972
Bước qua hẻm,dãy phố mặt tiền là đường Sư Vạn Hạnh, căn phố đầu của một người gốc Hoa tên Tòng , căn kế của ông bà Ong Phú Xuyên của ngân hàng Sàigòn Tín Dụng, mới tới nhà bác Trần Thiện Phương, bác có trai là cậu Trần Thiện Thuận du học tại Mỹ, cậu Trần Thiện Thoàn, 4 người con gái là Cô Thanh Hoa đã có gia đình, Ngọc Sương với Minh Tâm du học tại Mỹ, cô gái Út là Minh Thu. Căn phố bìa của Đại Tá Hà Văn Tấn thược bộ Tổng Tham Mưu, ông hay nghiên cứu về tử vi, ông bấm cho tôi với con 2 lá số tử vi.
nhà Thiếu Tá Phạm Văn Thức
186 Sư Vạn Hạnh- 1973
Tôi gặp lại chị Lâm Thị Lang, chị vẫn thuê phố của cô Sáu gần chợ Bàu Sen, hiện tại chị sống với một người bồ Mỹ, còn David Rattray không thể ly dị vợ, nhưng Rattray vẫn gửi tiến cấp dưỡng vì có đứa con gái tên Linh. Chị đi học anh văn để có thể viết thư cho Rattray. Một lần tôi theo chị về thăm gia đình miệt Cái Răng (Cần Thơ). Qua sự giới thiệu của chị Lang, tôi thuê chị Hai giúp việc nhà và nấu ăn, chị Hai làm được vài tháng phải cho nghĩ vì sandy không hạp khẩu vị của chị nấu. Tôi không thuê người làm nữa, chỉ nhờ chị Ba Ngân tài xế của bà Thức giặt ủi hàng tháng là 3.000 đồng, còn việc nhà và nấu ăn tôi tự làm lấy.
Sống với nhau được 4 năm, tánh anh thì khó khăn như cụ già, nhưng tôi vẫn chìu được, cái tôi không chịu được là sự lừa dối. tánh anh nóng, nhưng biết lắng nghe. Đôi khi chúng tôi cùng một ý nghĩ trùng hợp và thốt ra cùng một lượt, giống như cung đàn cùng chung một nhịp điệu. Lúc nào tôi cũng nhớ cái ơn của anh và luôn tâm niệm phải đền ơn.
Anh không hẳn hoàn toàn nhưng ưu điểm nhiều hơn khuyết điểm. Tánh tình anh thanh liêm, giữ chữ tín và biết phục thiện. Anh là người chồng tốt, chưa lần dùng võ tay chân, với anh tôi không sợ bị anh phản bội, chúng tôi kính trọng lẫn nhau, như câu 'Tương kính như tân" và cùng cam kết:
" Nếu vì nột nguyên nhân nào đó, trong 2 đứa lỡ yêu người khác, thì sẽ trả tự do cho nhau mà khỏi phải sống trong sự lừa dối".
Chuyện quan hệ vợ chồng không đặt lên sự cai trị, ai thắng ai, ai mạnh hơn ai. Sự bền vững là hạnh phúc trong sự hài hoà là tôn trọng và thương yêu nhau. Tôi học được môt kinh nghiệm là " Vợ chồng nếu không tôn trọng lẫn nhau thì khó mà ăn đời ở kiếp". Đã một lần tức, thiếu suy nghĩ tôi muốn "trả thù" bọn đàn ông và tôi đã thử qua nhưng không thể làm được. Vì tôi sợ Tình Yêu, vì tôi đã làm khổ một người, và trong tim tôi vẫn còn hình bóng của anh, cái thần tượng đó không ai thay thế được.
Tôi không giữ thân cho tôi mà tôi muốn giữ thân cho đứa con gái thương yêu duy nhất . Tôi không muốn con tôi nhận cái hậu quả của tôi làm bởi lòng ích kỷ của người mẹ. Dù tôi không là người đàn bà chính chuyên, đã dám coi thường cái xã hội mà người phụ nữ quá rẻ hơn bèo, và cũng đã một lần dám vì Tình Yêu mà chạy trốn theo tình nhân. Táo bạo hơn lại dám kết hôn với người Mỹ. Với Sandy, tôi dám tự hào là người vợ đầy đủ bổn phận và chung thuỷ. Anh là người Mỹ duy nhất trong đời mà tôi sống chung cho đến bây giờ.
Sandy lần đầu tiên về Long Hương- Bà Rịa 1972
Vừa dọn về Sàigòn được 2 tuần thì được thư của chị Edith, báo tin là mẹ anh vừa qua đời ngày 19 tháng 8-1972. Mẹ anh vốn bị bện nan y nằm một chỗ khá lâu, bà rất sợ viện dưỡng lão nên phải nhờ y ta đến nhà chăm sóc. Khi bà qua đời thì chị Edith đã lớn tuổi nên chị sống độc thân luôn. Lúc trẻ thì ba anh có công ty vận tải "Lassner Bros. Trucking Co", số 504-506 Magnolia Ave -Elizabeth (New Jersey). anh đạo Do Thái. Nên chị Edith làm thư ký cho công ty gia đình, sau này có mở tiệm buôn bán, Khi công ty không còn thì chị Edith đi làm cho nhà sách. Chị hay gửi quà sang cho chúng tôi, Sandy chỉ liên lạc với chị mà thôi.
Thấy anh buồn vì mất mẹ, nên khi anh đòi về Bà Rịa thăm má tôi, tôi không thể từ chối mặc dù tình hình mất an ninh, nhất là khoảng đường của Đại Tòng Lâm hay bị VC đắp mô. Lúc đó chỉ có chiếc xe honda làm chân, nên anh mượn xe của PX, anh mua thật nhiều đồ trong PX làm quà, không quên mua mấy kết bia chai hiệu Michelob, vì anh biết má tôi rất thích loại bia này, thỉnh thoảng bà mới uống.
Chiếc xe mượn của PX -1972
Tôi đưa anh về thăm nơi tôi đã lớn lên, quê tôi nghèo lắm, xóm làng xơ xác bởi chiến tranh mà gia đình thì hao hụt sau 2 cuộc chiến. Tôi đưa anh về thăm mẹ già lam lũ mộc mạc, sống hủ hỉ với đứa em gái út quê mùa. Vào mùa mưa, má với em ngày ngày dầm mưa dang nắng dưới cánh đồng từ mờ sáng, sống về nghề nông, làm ruộng , nuôi bò, trồng khoai từ cùi, khoai mở, khoai mì tinh để làm bột, có khi trồng đậu xanh, mè... Vào những tháng gần Tết má vẫn còn làm bánh tráng, đầu tắt mặt tối để kiếm sống.
Bà Rịa thì buồn tẻ, cả phố chỉ có 1 cây đèn lưu thông chớp chớp, lúc đó chợ còn bên mé sông. đường phố không nhiều đi dăm phút lại trở về lối cũ. Bà Rịa chỉ là một tỉnh lẽ bình yên, du khách đi Vũng Tàu tắm biền, lúc về đều ghé lại mua cua , loại cua đặc biệt rất ngon, và mua gạo ninh chồn. Trái cây thì có mãn cầu, mít, xoài, nhãn, và đăc biệt xôi bắp tươi và bánh tét bắp.
đậu xanh
Sandy đã nhìn thấy cảnh sinh sống của gia đình bên vợ, nhà cửa khang trang sạch sẻ, dù không sung túc lắm nhưng khôn gđến đổi nào. Trong gia đình chúng tôi không có người nghiện ngập hoặc bài bạc, ai cũng siêng năng cần mẫn. Anh thật vui , chụp rất nhiều hình chung quanh nhà, và đám ruộng đang cày phía trước nhà. Từ đó, lối xóm ai cũng biết tôi có chồng Mỹ, và má cũng bất chấp dư luận, má vui không phải tôi đem tiền về hay là anh mua quà biếu xén, mà vui vì thấy tôi đã tìm được bến đời bình yên.
Từ khi anh biết nhà, cục diện bỗng thay đổi hẳn, tiền bạc anh đưa tôi giữ. Anh có nhiều bạn người Việt lại hay đọc sách, dù không nói được nhiều tiếng Việt, nhưng anh biết khá nhiều phiong tục Việt Nam. Đó là con cái phải có bổn phận báo hiếu cho mẹ cha. Anh bảo tôi phải chu cấp cho má và câu nói của anh làm tôi cảm động:
-Mẹ anh đã qua đời thì mẹ em cũng như mẹ anh! Anh phải có bổn phận lo cho mẹ của em!
Cũng vì thế, khi có chuyện bất hoà gần đến đổ vỡ, nhớ đến câu nói hiếu hạnh ấy của anh làm tôi không thể nào bỏ anh được. Từ hôm ra Huế và đối diện với Huế, cái quá khứ đã chết và dĩ vãng mù tối tôi đã bỏ lại sau lưng. Tôi không còn mơ mộng những ảo vọng xa vời, mà bằng lòng với cuộc sống hiện tại, hưởng cái hạnh phúc mình đang có. Tôi thích nghi với hoàn cảnh không còn lo sợ, oán ghét và đẩy lui căn bệnh trầm tư u uất, mà con ma mặc cảm đã chịu thua lùi bước. Tôi nuôi chí học hỏi và vượt qua mọi khó khăn, đã qua rồi thời gian nan, tôi không phải vất vã lo chuyện áo cơm, không lo nghèo túng, giúp đở cho má , cho các anh, về mặt tinh thần được yên ổn.
Lấy vợ Việt nên anh bị ảnh hưởng , sống hoà đồng vào nếp sống Á Đông và rất thạo món ăn của 3 miền. Đôi khi cùng anh chị Phước vào tuốt trong Phú Lâm ăn chạo tôm, khi Thủ Đức ăn cá hấp, lúa Ánh Hồng trong Phú Nhuận ăn bò 7 món... Tôi làm thực đơn bằng những con số, anh chọn số nào thì tôi nấu số đó, chỉ có món khổ qua đắng anh không thích mà thôi, cả đến mắm nêm, mắm kho, mắm chưn anh đều ăn được cả, và rất rành các loại rau thơm, cả món cháo ám người bắc anh cũng biết. Nói tóm lại anh rất dễ ăn, đi làm anh thường chạy xe tuần tiểu rồi ghé lại mua bánh mì thịt rồi uống nước dừa là xong, thích nấht là món chè sương sa hột lựu, chuối xào dừa, sinh tố mãn cầu...
dì Út
Vết xe cũ vẫn chưa mờ
Mà rừng bất hạnh đang chờ em qua
Bước lên hoả ngục mù loà
Qua lò luyện thép thịt da rã rời...
Nhìn em tôi bỗng ngậm ngùi
Thấy tôi hiển hiện giữa đời đau thương !
Em gái tôi vốn hiền lành ít nói, một cô gái quê mùa mợc mạc. Em lớn lên nơi thôn dã, mà cái bờ tường vô hình của đảo Cấm no càng cao theo số tuổi đời của má tôi. Cái hình ảnh đau thương của tôi năm xưa, nó đang hiển hiện vây kín lấy em tôi. Em cam phận của một con chim trong lồng hẹp quẩn quanh với những chấn song.
Hình như mà đặt ra mộty cuộc thi, để thử thách lòng hiếu thảo của con cái. Với chị em tôi má chỉ dạy một chữ "vâng" mà không có chữ "không".Má không dạy chúng tôi có óc cầu tiến, mà chỉ dạy cúi đầu làm nô lệ cho người. Tôi may mắn thoát ra cái hoả ngục đó, sau khi bị mẻ đầu sức trán chết đi sống lại. Còn em gái tôi đang run rẩy bước lên vết xe cũ của tôi, nó sẽ đưa em tôi đến tận cùng cùng sự khổ đau không lối thoát.
Thân mẫu- em gái út
Con đường sõi đá bước lên
Lửa oan khiên bỗng mù đen chân trời
Đời em, đời chị tả tơi
Con tim của mẹ lâu rồi đóng khung
Nỗi đau thương đến tận cùng
Nhìn em chết dỡ giữa rừng oan khiên
Khi đến tuổi lập gia đình, em với tôi không có quyền chon cho mình người chồng tương lai. Nên khi cậu Hạnh, con thiếm Tư Ngàn bị má từ chối, vì nhà là con một nên cậu phải nghe lời mẹ đi cưới vợ, làm em gái tôi đau khổ không ít. Gia đình cậu hạnh không được hạnh phúc nên thôi nhau. Một lần nữa thiếm Tư Ngàn lại đến hỏi em gái tôi cho cậu Hạnh, mà cũng cương quyết từ chối. Bởi nặng tình cậu Hạnh lâm bệnh nặng, giờ phút cuối cùng nhờ người đến xin phép má cho em tôi đến gặp mặt lần cuối, họ khẩn cầu xin má ban cho một ân huệ cuối. Thế mà má tàn nhẫn lắc đầu, lòng lạnh như tảng băng.
Sống thời núi cách sông chia
Chết đi chỉ tấm mộ bia khóc chàng
Dưới mồ tức tưởi hồn oan
Trong lòng để mãnh khăn tang cho người
Cậu Hạnh chết trong tức tưởi uất ức, mang mối u tình xuống tận tuyền đài. Tôi không biết, cậu Hạnh với em tôi đã gây tội gì trong tiền kiếp mà kiếp này phải bị sự trừng phạt đớn đau như thế này? Vì đâu má tôi qua ích kỷ hẹp hòi, không muốn các con sống trong hạnh phúc?Với tôi thì má tôi lại gả chồng sớm, còn với em gái thì bà không muốn gả đi. Có lẽ hai chị em tôi với má vốn đã có oan khiên từ kiếp nào chăng?
U tình chôn xuống tuyền đài
Vườn lòng khép kín theo ngày tháng đau
Hẹn hò chỉ có kiếp sau
Tang thương nghiệt ngã bước vào đời em
Con đường của chị em tôi phải đi qua lò luyện thép, tôi bước ra què quặt tật nguyền suýt bỏ mạng, còn em gái tôi phải bước lên xác chết của người yêu, nó đau khổ mang tâm bệnh tưởng đã theo cậu Hạnh. Tôi cố thuyết phục má, để má thấy sự sai lầm của mình, càng làm cho người giận dữ vì má "không bao giờ sai" . Má lại xua đuổi em tôi:
-Có lông có cánh rồi! Theo chị mầy cho khuất mắt tao! Tao hỗng cần đứa nào nuôi tao!
Uy quyền của má tích luỹ từ bao đời, mầm chống đối bị dập tắt khi mới tượng hình. Ngoài đức tính đảm đang chịu đựng hay bố thí và sống lương thiện, má không là người mẹ gương mẫu để tôi noi theo. Cái hố ngăn cách ngày nào giữa má và tôi tưởng đã lấp, giờ càng sâu không thấy đáy. Tôi nén cơn tức vì sợ lỡ lời mà mang tội bất hiếu. Thương em, mướn đem nó theo mình nhưng không thể ép em, đành bất lực nhìn em ngày thêm héo hắt. Em chỉ biết cam phận than thở:
-Đời em hẩm hiu thì đành chịu vậy! Em không nở bỏ má để theo chị!
Má tôi nào nghe được những lời than thở ấy, má nào thấy được sự hiếu thảo của em tôi. Từ ngày cậu Hạnh chết đi, em tôi sống như một goá phụ, em để tang cậu Hạnh trong lòng và ở vậy không lập gia đình. Tôi nghĩ đến chị Edith chị chồng tôi, một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Khi mẹ chồng tôi qua đời thì chị đã lớn tuổi nên ở vậy luôn, nhưng đó là ý của chị không ai ép buột, còn em tôi thì không có quyền lựa chọn tương lai của mình.
Thân mẫu- em gái út
Bến mơ đường trãi đầy hoa
Làng trên mùa cưới ghé nhà người xưa
Kẻ vui phận đẹp duyên ưa
Người mừng hạnh phúc mới vừa trao tay
Khi mùa xuân về lướt trên những cành mai vàng tươi thắm, mà nắng xuân không làm ấm lại cái lạnh trong lòng người thiếu nữ đương tơ, vào mùa lúa chín khi nghe tiếng trống đình cúng Kỳ yên, xóm làng rộn ràng mùa cưới, mùa hy vọng, mùa hạnh phúc lứa đôi, em vẫn lẻ loi nhìn các bạn trang lứa lần lượt lên xe hoa mà tủi hờn cho duyên số.
Rồi Xuân tàn hạ đến, sang tới mùa mưa, trên cánh đồng em vẫn la,m lũ, vẫn cam chịu số phận hẫm hiu, đã bao lần từng bước chân buồn thiu , từng dòng nước mắt hoà với mồ hôi, đau xót rơi trên những luống cày. Em chưa có một ngày vui cho riêng em. Dù tình thương với vật chất tôi cố bù đấp cho em, cũng không sao lấp nỗi cái mất mát do má tôi gây ra.
Đó là nguyên do cho sự ngăn cách giữa má và tôi, nó dài như bức tường Vạn Lý Trường Thành. Chính người đã giết chết hình ảnh từ mẫu trong tôi, dù người không đòi hỏi nhưng tôi tự nguyện báo hiếu, bởi thương đứa em gái đáng thương kia. Cũng vì nguyên nhân đó thúc đẩy tôi mang đứa con gái lên Sàigòn, vì không muốn thấy con mình phải bị thiêu trong lò luyện thép. Bà chỉ lên Sàigòn một lần, ở có mấy ngày đã thấy tù túng đòi về , má tôi như những người xưa rất kỵ chụp hình, vì bà hay bảo "bộ tui bây sợ tao chết sớm không có hình để thờ hay sao".
Phải đến năm con được 12 tuổi con mới lên sống gần tôi.Dù con chưa chấp nhận người cha kế, nhưng con đã hiểu và nhìn thấy lòng yêu thương không phân biệt của Sandy. Dù vẫn gọi là ông Mỹ, nhưng không hằn học như xưa. Lúc giới thiệu con với bạn bè, anh vẫn bảo "Diễm Chi con gái của tôi". Những gì con thích, từ đồ chơi đến quần áo anh sắm không tiếc. Tôi lo lắng săn sóc cho con mà không sợ anh ganh tị là con riêng.
Hè 1973, tôi chuyển trường cho con, qua sự quen biết của cô Sáu, con gái tôi nhập học với cái chứng chỉ mới tên Nguyễn Thị Diễm Chi, xin tại trường Tiểu học cộng đồng Vĩnh Hội do cô Sáu chạy dùm. Con gái tôi nhập học tại trường Bác Ái, số 4 đường Nguyễn Trải. Hiệu trưởng là ông Nguyễn Văn Lược, khai sanh mới khai năm sanh là 1963, nên phải xin phép miễn tuổi và làm bài thi lúc nhập học.Con học lớp 6A3. Cái tên Đặng thị Kim Loan khai tử từ đó , nó đi vào qua khứ, rơi vào quên lãng như kẻ đã khai sinh cái tên ấy cũng bị lãng quên.
thẻ học sinh trường Bác Ái 1974
Bộ ba trường Bác Ái chơi thân của con gồm: Huỳnh Lệ Hồng, Đặng Ngọc Cẩm, Nguyễn Thị Diễm Chi, trong ba đứa con là nhỏ tuổi nhất. Lệ Hồng thường đau yếu luôn, hay đến nhà mược bài học bù. Người thanh niên chở Lệ Hồng đến thường đứng chờ trước cộng, sau này tôi mới biết tên là Trần Minh Trí, con trai của Tướng Trần Bá Di (Tư lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh).
Dù có bạn mới trong trường, thêm bạn trong xóm Sư Vạn Hạnh như: Lan Anh, Cécille, Kim Hoa, 5 chị em Lan Hương... nhưng lúc nào con cũng nhớ thường nhắc nhở đứa bạn nghèo Bà Rịa mà con thương nhất tên Hứa Thị Hoàng. Gia đình Hoàng trước ở Long Điền, dọn về Bà Rịa năm 1970. Ba mất sớm, nhà có 4 chị em, 2 trai 2 gái, người trai lớn tên Linh, kế là Hoàng. Má hoàng tên Tô Thị Bảy thường gọi là dì Bảy. Nhà nghèo má Hoàng sinh sống bằng gánh bánh bèo, mà Hoàng thì rất thông minh và hiếu học, bắt đầu học chung lớp 3 với con. Trường nằm gần cầu Long Hương, phải qua nhà Hoàng trước khi đến trường.
Khi bác sĩ cho biết con có thịt dư ở cổ khá lớn, cô Sáu sốt sắng lấy xe chở tôi với con vào bệng viện Grall (Đồn Đất),để cắt thịt dư, từ đ1 con khoẻ mạnh không còn đau vặt nữa. Cô Sáu là típ người giầu xưa chỉ còn cái vỏ bên ngoài, biết lái xe, chồng trước là thầu khoán, đã thôi nhau, hiện giờ cô cặp bồ Mỹ. Thấy cô giúp đỡ cho mình rất nhiều, nên khi cô ngõ ý mu75n tiền tôi cho mược 100 ngàn đồng ngay không do dự, không có tiền trả lại cô lặn luôn. cón chơi hụi từ Nha Trang đến Sàigòn nơi nào cũng bị giựt hụi, nên tôi không bao giờ chơi hụi nữa. Người Việt luôn trọng chữ tín, nhưng mấy ai giữ được chữ tín.
Phần tiền quà của con, con không xài tới để dành lại đem về hết cho ngoại, bà rất hãnh diện với đứa cháu ngoại mà bà từng nuôi dưỡng từ tấm bé. Tôi cho con được tự do chơi bạn, tự do ăn mặc theo ý thích, nói tóm lại những gì mà má tôi cấm đoán, con không sợ sệt khi đến hỏi tôi khi gặp chuyện khó khăn, bởi tôi không dùng quyền hạn làm mẹ để cấm đoán. Tôi không răn dạy con bằng câu
"thương con cho roi cho vọt", mà tôi dạy con bằng tình thương yêu, lòng nhân từ của người mẹ.
Linh con gái của Viễn Hùng (ban thiếu nhi)
Con xin đi học hát rồi đóng kịch trong ban thiếu nhi Viễn Hùng với cái tên Hải Yến. Lúc đó Viễn Hùng cư ngụ số 341 Trần Hưng Đạo. Mỗi khi có ai tìm con, khi hỏi tên Diễm Chi thì Sandy biết là bạn từ trường Bác Ái. Tên Hải Yến thì biết bạn từ ban kịch Viễn Hùng , tên Huệ hay Diễm Chi thì anh biết từ Bà Rịa lên. Đến tuổi dậy thì, mấy cậu choai choai trong xóm hay theo là anh của Cécille và Trần Thanh Tuấn con của Trung Tá Quân Cảnh Trần Thanh Thao.
Tình cờ tôi gặp lại Phạm Văn Liễu, giờ rất là nghèo, sự nghiệp tiêu tan, vợ không còn là chủ động nữa. Nghĩ đến sự giúp đở của Liễu dành cho mình lúc trước, nghĩ đến ơn của má Liễu đã cưu mang tôi một thời gian, nên tôi đến thăm bà cho phải đạo. Tôi trả ơn cho bà , cho Liễu những người đã từng thi ân cho tôi lúc trước.
Bà cho biết ba Hội đau nặng, với ông tôi vẫn có lòng kính trọng nhà cách mạng ấy, cha mẹ sanh con mấy ai sanh lòng. tôi không thể cạy trốn mãi cái dĩ vãng đen tối ấy. Đã gần 5 năm qua, vết đau vẫn còn, muốn giải toả hết những hận thù, oán ghét còn chât chứa, tôi phải can đảm đối diện với hắn như ngày nào tôi đối diện với Huế với Sàigòn.Tôi muốn tự mình giải quyết chuyện tình cảm riêng tư nên không cho Sandy biết.
Bao năm chuyện cũ bàng hoàng
Gặp người năm ấy ngỡ ngàng biết bao
Nhìn người chẳng biết nó isao
Năm năm các biệt nỗi đau vẫn còn
Tôi hỏi con có muốn đi thăm ông nội không? thì con rất muốn đi, nên tôi làm gan đi một chuyến. Nhìn lại khu xóm gần viện dưỡng, cảnh hổn tạp của khu lao động sô bồ, nhìn cái hẻm sâu thăm thẳm mưa lầy nước đọng, nó gây cho tôi một cảm giác bất an. Tôi muốn quay trở ra, nhưng... nhìn gương mặt hớn hở của con làm tôi thêm can đảm bước tới. Ba chồng tôi rất xúc động khi tôi đem cháu đến thăm ông . Trong số các cháu nội, con tôi giống ông nhất. Con tôi đến chào ông nội, đôi tay gầy gò của ông vuốt tóc con, gương mặt ông xanh xao, nằm trên giường, giọng yếu ớt, trách khẻ:
-Ba nhớ cháu lắm! Chồng con nó có lỗi với con! Chứ ba đâu có lỗi gì!
Tôi không trả lời, vì đối với ông nhà ái quốc đáng kính ấy , tôi không muốn cho ông biết hành vi đê tiện của con ông, nó sẽ làm cho ông đau lòng, và nhất là lúc ông đang bệnh nặng như thế này.Tin tôi về chuyền đi thạt nhanh, vợ hắn, chẳng biết vợ thứ mấy? gọi vào sở, hắn tức tốc chạy về. Tôi ngỡ ngàng khi hắn lù lù xuất hiện.
Sau gần 5 năm cách biệt, mà trong 7 năm chung sống với nhau mà không có những hơi hướng thân quen, không có một kỷ niệm đẹp nào để mà nhớ, mà chỉ có 7 năm dài ướt mắt, những hụt hẫng gian nan. Trên pháp lý không có gì để ràng buột, liên hệ là đứa con mà hắn từng phủ nhận. Trong tim tôi hắn chẳng có một chỗ đứng dù rằng chỉ khiêm nhượng trong một góc nhỏ. Con người đó đã một lần đi qua đời tôi, để lại trên thân thể này những vết thương rướm máu với trái tim thù hận. Con mãnh hổ ngang tàn ngày nào giờ cụp đuôi nằm im trong cũi sắt.
Con mãnh hổ nằm im trong cũi sắt
Mắt mơ màng tiếc nuối thuở dọc ngang
Nhớ sơn lâm nhớ gió núi bạt ngàn
Nhớ tiếng thét xé tan rừng núi thẳm !
Thái độ anh chị bự hùng hổ ngày xưa biến mất, trong hắn thãm não như người lính bại trận, đôi mắt bốc lửa điên cuồng ngày nào giờ thất thần chẳng dám nhìn thẳng vào mặt tôi mà cúi gầm mặt xuống, làm tôi rất đổi ngạc nhiên, tôi rất bình tỉnh không chút sợ hãi khi đối diện với kẻ thù.
Người ấy giờ tàn tạ
Cúi mặt chẳng nhìn đời
Ta bỗng thành tượng đá
Từ thuở ấy xa xôi...
Gặp con hắn cũng không hỏi, cũng không nhìn con, đã làm con tủi không ít, con nắm tay tôi bóp nhẹ mà ánh mắt như thầm hỏi "ba sao thế?". Trước mặt con với bên chồng, tôi bối rối vì không muốn nặng lời, bầu không khí căng thẳng, giọng hắn thật khẻ, tỏ vẻ hối hận:
-Anh đã hối lỗi rồi! Ăn năn thì đã muộn! Vợ anh bây giờ nó hung dữ chứ không hiền như em! Anh lăng nhăng là nó đâm ngay!
Vừa nói hắn vừa vén áo, nhìn trên bụng vết sẹo khá dài nằm vắt vẻo như con đĩa, như một chứng tích để đời.Ba hắn nhìn chết sững nghẹn lời, bởi bấy lâu nay hắn dấu không dám nói. Vết sẹo đó nhắc nhở sự nhân quả. Như thị nhân, như thị quả(Hễ có nhân thì có quả). Con hổ đã mang thương tích, đang sống trong xích xiềng nô lệ, đang hối tiếc một thời làm mưa làm gió.
Núi rừng cũ bây giờ xa xôi lắm
Vết dao này người để lại trên da
Hổ nằm đây nưới tiếc bóng rừng già
Nhớ khúc hát trường ca thời oanh liệt
Trên đường đến đây, tôi sắp sẵn những câu để mạt sát kẻ thù, nhưng... khi đối diện, trông hắn xuống dốc thãm hại, thì bao nhiêu oán hận như quả bóng xì hơi. Tôi không hả hê vui như người thắng cuộc, mà cảm thấy thương hại kẻ thù. Tôi nhủ lòng:" Hãy vì hạnh phúc của con mà tha thứ cho hắn và quên hắn đi". Chuyện tha thứ thì tôi đã tha thứ cho hắn từ lâu rồi, mà khổ nỗi lại không thể quên. Hắn đã lường gạt, đã mang tôi ra bán, cái đau khổ do hắn gây ra,nó có tác dụng quá mãnh liệt, dù đã qua 12 năm, nó vẫn tiềm tàng mà dấu ấn vẫn chưa phai, cái quá khứ đau thương đó cứ ám ảnh trong tâm trí, cả đến giấc ngủ cũng thấy ác mộng, cảnh hắn đuổi bắt, cảnh bạo động làm tôi tỉnh giấc sợ đến toát mồ hôi.
Hắn đã bị ám ảnh và nhàm lẫn khi cho rằng tất cả đàn bà đều là phản bội nên hành hạ để trả thù, nên cứ mãi ngụp lặn trong sân hận. Hắn lấy tôi vì lường gạt vì nhục dục, và chiếm hữu thì sớm muộn gì cũng không tồn tại. Cái chiến thắng, quyền lực của hắn chỉ nhất thời, khi mà hắn không xem trọng chuyện vợ chồng, mà đặt lên sự cai trị, thì không chóng thì chầy chuyện tan vỡ không sao tránh được, cái đau khổ, sự đối xử tàn bạo của vợ hắn chính là cái "hậu quả" do hắn đã tạo.
Cũng như tôi đã từng nhầm lẫn, khi cho đàn ông là thô bạo, lường gạt lợi dụng, cho đến khi tôi gặp Nhơn và Sandy. Chính Tình yêu chân thật đã khiến tôi biến đổi, tôi nhìn đàn ông với cặp mắt khác, tôi không thể "vơ đũa cả nắm". Câu "vợ chồng cũ không rũ cũng tới" , nó không đúng với hoàn cảnh của tôi. mà phải nói là "hận xưa oán cũ", vì nghĩa không có mà tình cũng không. Dù sao tôi cũng khen hắn còn can đảm, còn chút lương tri nhận tội lỗi của mình, nhưng con người đó đến chết vẫn không thay đổi được tâm tánh. tôi không thể giống hắn mà "lấy oán trả oán". Tôi không muốn ôm mãi cái mối hận mà phải mang bệnh sầu não vào mình.
Hắn đã bị ám ảnh và nhàm lẫn khi cho rằng tất cả đàn bà đều là phản bội nên hành hạ để trả thù, nên cứ mãi ngụp lặn trong sân hận. Hắn lấy tôi vì lường gạt vì nhục dục, và chiếm hữu thì sớm muộn gì cũng không tồn tại. Cái chiến thắng, quyền lực của hắn chỉ nhất thời, khi mà hắn không xem trọng chuyện vợ chồng, mà đặt lên sự cai trị, thì không chóng thì chầy chuyện tan vỡ không sao tránh được, cái đau khổ, sự đối xử tàn bạo của vợ hắn chính là cái "hậu quả" do hắn đã tạo.
Cũng như tôi đã từng nhầm lẫn, khi cho đàn ông là thô bạo, lường gạt lợi dụng, cho đến khi tôi gặp Nhơn và Sandy. Chính Tình yêu chân thật đã khiến tôi biến đổi, tôi nhìn đàn ông với cặp mắt khác, tôi không thể "vơ đũa cả nắm". Câu "vợ chồng cũ không rũ cũng tới" , nó không đúng với hoàn cảnh của tôi. mà phải nói là "hận xưa oán cũ", vì nghĩa không có mà tình cũng không. Dù sao tôi cũng khen hắn còn can đảm, còn chút lương tri nhận tội lỗi của mình, nhưng con người đó đến chết vẫn không thay đổi được tâm tánh. tôi không thể giống hắn mà "lấy oán trả oán". Tôi không muốn ôm mãi cái mối hận mà phải mang bệnh sầu não vào mình.
Nẻo tôi đi oán hờn xưa đã rũ
Tôi với người vô lượng kiếp trái oan
Lửa từ bi nghiệp chướng bỗng tiêu tan
Tôi bước thẳng đường hoàng không vướng bận
Tôi chỉ nói một câu ngắn ngủi đầy ý nghĩa:
"- Anh nên nhớ có vay thì có trả! Mà lúc trả phải trả cả vốn lẫn lời! ".
Thương ai nhân đắng gây rồi
Đời nay vay trả vốn lời thật nhanh
Hoa vàng, trái đắng, lá xanh
Quả kia đắng quá để dành cho ai?
Hắn thắm thía gục đầu nghe, chẳng hỏi han về việc học hành của con, hay cuộc sống của tôi ra sao. Tôi nghĩ là hắn biết chỗ tôi ở, vì có một lần Xệ trong bộ ba Phát, Hoàn hồi ở Nguyễn Huỳnh Dức, Xệ trong lính Thuỷ Quân Lục Chiến , Xệ về phép có đến thăm tôi. Có lẽ hắn xấu hổ nếu chạm mặt Sandy, cái người mà hắn đã có ý đem bán tôi. Hiện giờ tôi có giấy hôn thú với Sandy, đã danh chánh ngôn thuận, còn với hắn tôi chỉ là người vợ hờ không giá thú. Nhìn cái dáng ngang tàn anh chị bự khi6ng còn nữa, hắn xâu hổ không dám nhìn mặt con, trông hắn hiền lành như con cừu non.
Trong cũi sắt hổ nhìn ra trời rộng
Đã tàn rổi ảo mộng với hư danh
Uy quyền đi bạo lực cũng tan tành
Mà hận oán vây quanh đời nô lệ
Cũng vì nghệ nghiệp không chân chính, chỉ gây nhân bất thiện mà khôngb iết xây dựng bằng tình thương. Thì hôm nay hắn phải trả những tội mà hắn đã phạm phải. Nghiệp báo đang đày đoạ hắn như ngày nào hắn đày đoạ tôi. Tôi không đếm hết những gnu7o72i đàn bà đã đi qua đời hắn, rốt cuộc người vợ này thuộc trong giới xả hội đen, đã dùng bạo lực sửa trị người chồng hao hoa. Kẻ dùng bạo lực đã mất tất cả mà đang bị bạo lực trừng phạt, và hắn đã hiểu và thắm thía thế nào là "kiếp nô nệ".
Lần thứ nhì tôi đem con về thăm nội , nghe hắn bị nhốt về tội say lái xe tông chết người. Chẳng lẽ nghe tin hắn bị nạn mà mình làm ngơ thì không phải, nên tôi dẫn con cùng mẹ kế đến Quân Cảnh Tân Định thăm hắn. Nhìn hắn trong tội tù, đang bơi lội trong nghèo túng, tôi thương hại cho một số tiền. Tôi không muốn lui tới nữa sẽ làm hắn hiểu lầm là tôi muốn nối lại tình cũ, vốn không có giữa hắn và tôi. Và cũng là lần cuối cùng tôi gặp hắn, từ đó tôi chẳng bao giờ trở lại khu Thị Nghè.
Trong bộ ba,Vũ Thúc Hoàn, Phát, Xệ, chia tay mỗi đứa đi một hướng, Hoàn và đại học, Xệ vào Thuỷ Quân Lục Chiến, Còn Phát vẫn lông bông. Một lần Xệ về pháp cùng Phát đến thăm tôi. Hắn biết chỗ tôi ở nhưng còn chút lương tri, biết xấu hổ nên chẳng bao giờ tìm tới.
Trong bộ ba,Vũ Thúc Hoàn, Phát, Xệ, chia tay mỗi đứa đi một hướng, Hoàn và đại học, Xệ vào Thuỷ Quân Lục Chiến, Còn Phát vẫn lông bông. Một lần Xệ về pháp cùng Phát đến thăm tôi. Hắn biết chỗ tôi ở nhưng còn chút lương tri, biết xấu hổ nên chẳng bao giờ tìm tới.
Sài gòn lạc bước chân hoang
Khuấy trong dĩ vãng ngút ngàn thương đau
Sài gòn mừng đón xôn xao
Bao nhiêu lửa hận đã chào ta đi...
Từ ngày chia tay với hắn, tôi như từ địa ngục bước lên thiên đường, tôi nhận được chân giá trị đời sống, mà đời còn ưu đãi đã cho tôi một bến đổ bình yên, dù muốn hay không tôi không thể sống một cõi đời riêng, vì bên tôi còn có bổn phận phải nuôi dưỡng con cho nên người. Cái quá khứ đã ám ánh tôi suốt bao năm đã tan, khi tôi dám đối diện với hắn. Tôi không còn trốn tránh và dám ngẩng mặt nhìn đời, và Sàigòn hôm nay đã tan rồi đám mây u ám, cơn nóng Sàigòn dịu xuống vì lửa hận trong lòng tôi đã tan. Tôi nghĩ thù hận không mang đến được gì, đã bao năm qua nó như chất độc dược làm cho trái tim tôi tật nguyền lỡ lói. Tôi không muốn mang vào mình nữa , nhớ lời Đức Phật đã dạy:
"Không thể lấy thù oán diệt sân hận, chỉ có tâm từ mới diệt được lòng sân "
Nếu không cởi bỏ phiền não oán thù, thì khó mà tìm được chân hạnh phúc, không chỉ có Tình yêu trai gái mới đem đế nhạnh phúc, mà nó bao gồm trong tình thương nhân loại, hạnh phúc chín hla2 sự bình an của tâm hồn. Tôi đã tìm được cái chìa khoá mở cửa hạnh phúc và chợt hiễu " hạnh phúc đang ở bên ta chẳng phải tìm kiếm ở đâu xa ".
Có lẽ trong tiền kiếp tôi đã lỡ vay với hắn, và Định Mệnh cũng cho tôi gặp lại hắn để nhìn thấy sự vay trả ấy. Hắn đã gieo nhân bất thiện thì phải nhận quả xấu thôi. Từ đó hình ảnh của hắn vĩnh viễn ra khỏi khung ảnh của tôi, tôi thấy tâm mình bình an vì "ân đền" nhưng "oán" kia tôi không cần trả . Với má, tôi không còn hờn người nữa, vì nghĩ rằng giữa hai má con có oan cừu nhiều đời nhiều kiếp, cái khổ đau do má gây ra cho tôi không phải tự nhiên mà có, mà là cái hậu quả đã tạo tác từ vô lượng kiếp.
Tôi xin trồng hạt giống lành, để chuyển hoá cái hạng giống xấu trong quá khứ mà mình đã tạo nên. Trên con đường tự do thênh thang, tôi ngoảnh mặt với tất cả đàn ông vì bên tôi có người bạn đời đáng kính.
(Xin đón đọc tiếp theo
Định Mệnh
Miền Nam hấp hối)
Định Mệnh
Miền Nam hấp hối)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét