Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Định Mệnh- Miền Nam Hấp Hối

Bút Ký:  Định Mệnh

Miền Nam Hấp Hối

Tác giả: Thanh Hiền-Dị Nhơn

Copyright 2004 by author






Miền Nam Hấp Hối

Thịt tan xương nát bãi mìn
Đường về Xuân Lộc dân tình tang thương
Miền Nam thành bãi chiến trường
Bốn vùng chiến thuật cùng đường sa cơ


   Sandy đã nghĩ làm cho PX,   việc làm mới là nhân viên an ninh cho Word Wide (DAO) với đồng lương khá hơn, công việc bắt đầu  từ tháng 8- 1973, đồng phục mầu navy đậm. Anh làm chung với Dick Berry, chồng chị Thanh.  Sau một tháng làm cho DAO, ngày 3-9-1973 , anh chở  tôi đến nhà băng Chase Manhattan mở trương mục riêng cho tôi, tiền hưu quân đội mỗi tháng từ Mỹ chuyển thẳng qua trương mục của tôi. Một  việc thật là bất ngờ mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến,  tôi xem đó như là một phần thưởng cho tánh nhẫn nhục và không đòi hỏi của mình, tôi gây được lòng  tin tưởng nơi anh.
  Anh vẫn thường được thư chị Edith, chị bảo anh phải chuyển tên trong bảo hiểm,  và cho biết vợ trước của anh dùng tên anh làm điều phạm pháp nên có trát toà, chị báo cho toà biết là em tôi đã từ lâu ở bên Việt Nam thì làm sao làm điều phạm pháp được.  Anh cũng được thư của một người phụ nữ,  bảo là bà đi tìm chồng vì chồng bà không cấp dưỡng, nên con cái rất là khổ, thì ra chồng bà là chồng sau của vợ trước của  Sandy, có lẽ bà nghĩ là  Sandy biết người vợ trước đang ở đâu, sự thật thì Sandy không biết, khi anh giải ngủ thì không còn cấp dưỡng cho vợ trước nữa.

Gió đưa mưa ghé rừng mơ
Hát bài lòng mẹ đắng bờ biển thương
Thái Bình vẫn rộng  ngàn phương
Mà lòng của mẹ như dường hẹp đi


  Bang... bang... bang...,  tôi chợt tỉnh khi nghe tiếng súng, nhìn đồng hồ chưa tới 5 giờ sáng, Sandy đã thức, anh còn trong nhà tắm chưa ra nên không nghe tiếng súng . Vén màn cửa tôi nhìn ra ngoài thấy một thanh niên nằm bất tỉnh gần gốc cây, cạnh bên mấy cái ghế xếp ngả nghiêng, tôi lại nghĩ là tiến ghế đổ mà mìng nghe lầm là tiếng súng, chợt thấy 2 người lính an ninh của Đại tá Duyên đến, họ nhìn tử thi xầm xì to nhỏ rồi bỏ đi. Khi mở cổng cho Sandy đi làm thì người thanh niên vẫn còn nằm đó không nhúc nhích, qua ánh đèn đường tôi thấy phía dưới quần bị ướt, nên nghĩ là anh ta say quá nên tè bậy  quần, đến khi vào trong nhà tôi chợt nghe tiếng rên kêu cứu vọng vào.
  Tôi vốn ghét dân say nên làm ngơ giả điếc còn lầm bầm "say xỉn chết cũng đáng kiếp". Tôi thắc mắc sao gã không kêu cha mẹ mà lại kêu người ngoài, có lẽ hắn là trẻ mồ côi cũng nên? Bởi gần chợ An Đông lại thấy mấy cái ghế nên tôi nghĩ hắn dọn hàng. Tôi với con hay đi ngõ sau, lúc con gái đi học, nóquay vào cho biết có người chết đang nằm trước nhà.
  Lúc ấy thì người hiếu kỳ và Cảnh Sát đã đông đầy. Nạn nhân còn rất trẻ, gã bị trúng đạn nơi bọng đái, khi dời tử thi thì máu ới chảy ra, nếu biết gã trúng đạn thì tôi không thờ ơ như vậy, thì ra gã đến trộm ghế của xe sinh tố của chị Oanh gần trước nhà Đại tá Duyên và bị an ninh bắn. Gia đình gã giầu có, họ đến nhưng không nhận xác, không khiếu nại, gã đi bụi đời  đã lâu, lậm vào ma tuý nên gia đình từ bỏ, không tiền hút nên quay ra ăn trộm.
  Chết là hết! Tại sao cha mẹ lại hẹp hòi từ bỏ, để linh hồn người chết chẳng có nơi nương tựa. Tôi lại nghĩ đến chị tôi, giờ xác chẳng biết vùi dập  nơi   nào? Chị chết vì Tổ quốc, một sự hy sinh vô danh mà đã gần 20 năm qua rồi mà má vẫn chưa tha thứ cho chị. Tôi chợt thấy đắng ngắt vì lòng mẹ không bao la như biển Thái Bình mà nó hẹp hơn cái lạch nhỏ.

Chết bên chiếc  ghế vô tri
Giữa lòng phố thị kinh kỳ sa hoa
Thái Bình biển vẫn bao la
                             Đâu tình yêu mến vị tha mẹ hiền

  Xác gã bụi đời chẳng biết vùi dập nơi đâu? Vũng máu cạnh gốc cây lau chùi không còn dấu vết. Mỗi khi mở cổng tôi vẫn còn cảm tưởng gã vẫn nằm đó chết cô đơn bên cạnh gốc cây sần sùi với mấy chiếc ghế vô tri giữa phố phường rộn rịp. Mấy rễ cây như hai cánh tay gã bụi đời đang bám víu trong tuyệt vọng! Bởi xã hội này đã khai sanh những đứa trẻ bụi đời ghiền ma tuý, những đứa con ngoại lai đen trắng mà xã hội không chấp nhận, những đứa con vô thừa  nhận của cha mẹ vô trách nhiệm, khi lớn lên bị mặc cảm bị bỏ rơi, như trường hợp của con gái tôi. Một hôm đi học về thấy nó khóc, tưởng con gây lộn trong trườg, ai ngờ nó đột ngột hỏi: 
  -Con muốn biết.... má có đi bán bar không?
  Tôi sửng sốt nhìn con mà thấy đau buốt trong tim, thì ra mấy đứa bạn trong xóm bất hoà với nó rồi mỉa mai " má mầy đi bán bar ".
Thì ra trong con mắt của mọi người những người có chồng Mỹ đều làm nghề bán bar . Tôi nâng cầm nó lên và nhìn thẳng vào mắt con trả lời thật chậm và rõ:
   -Má đâu có dối con! Má chưa bao giờ đi bán bar! 
  Lời bịa đặt dù vô tình hay cố ý cũng đã làm cho con tôi tủi thân và hổ thẹn, vì má mình "lấy Mỹ", được gán vào thành phần xấu trong xã hội. Con bị bạn trong lớp trêu chọc  là không có cha, giờ lại bị trâu chọc má đi bán bar. Tội nghiệp cho con tôi phải gánh tất cả lỗi lầm của cha mẹ gây ra.






 Sàigòn đạn pháo buồn ru
Vòng đai phòng thủ giặc thù còn vây 
Sài gòn người vẫn còn say
Hô hào phản chiến từng ngày không yên


   Khi phiên họp ngày 25-5-1974, Hạ Viện Mỹ không đồng ý gia tăng dự biểu viện trợ quân sự hơn 1.1 26 tỷ đồng cho VNCH trong tài khoá 1975. Cái quyết định bỏ  rơi miền Nam của Quốc Hội và dân chúng Mỹ đã thấy rõ. Tình hình của Mỹ cũng rối ben, lớp biểu tình phản chiến, thên Phó Tống Thống Mỹ Spiro T.Agnew bắt buộc phải từ chức vì tội trốn thuế. Đến ngày 9-8-1974 đến lượt Tổng Thống Nixon phải từ chức vì liên quan vào vụ  Watergate, người lên thay thế là Phó Tổng Thống Geral R .Ford, đại sứ VN vẫn là ông Graham Martin.
  Tại Sài gòn ngày 8-9-1974, phong trào chống tham nhũng do Limh mục Trần Hữu Thanh cầm đầu, các Linh mục Bình Định, Nguyễn Học Hiệu cùng bác sĩ Nguyễn Thị Thanh phụ lực, qua một bản "tuyên ngôn" , được sự bảo trợ của 301 Linh mục khác, kể cả "Tuyên uý Công Giáo", ra mắt tại giáo xứ Tân Việt Sài gòn.
  Cuộc biểu tình kéo dài cho đến năm 1975, những cuộc biểu tình chống chính phủ của nhóm Linh mục Trần Hữu Thanh, có sự tham gia của một số chính khách, lãnh tụ đảng phái, cộng với việc Hội  đồng giám VN, phổ biếh "thư chung", kêu gọi các nhà thờ toàn quốc "chống tham nhũng", thúc đẩy giáo dân xuống đường rầm rộ, liên tục, đã khiến cho các binh sĩ tuyền tuyến chán nản, mất tinh thần, và ảnh hưởng tai hại sự sống còn của đất nước.
  Bên cạnh phong trào của Linh mục Trần Hữu Thanh, còn có các nhóm tay sai CS và thân Cộng, là các Linh Mục  Trương Bá ,Thanh Lãng, Hoàng Công Minh, Lương Đình Bích, Hồ Thành Biện, Nguyễn Thành Trinh. Nhóm đối diện của Linh mục phản chiến Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Phan Khắc Từ, Nguyễn Hũu Khai... Trong mấy tháng cuối cùng, đã lợi dụng các buổi thuyết giảng tại các nhà thờ để công khai tuyên truyền cho "người anh em bên kia".
  Một số lãnh tụ đảng phái và tôn giáo như Phan Bá Cần (Hoà Hảo) Trần Quang Vinh (Cao Đài) Hạ Thế Ruyệt (Duy Dân) Thượng Toạ Pháp Tri và các ông Ngô Văn Ký, Nguyễn Văn Lục, Xuân Tùng (VNQDĐ) thành lập "Trận Tuyến Nhân dân Cách Mạng", phổ biến bản cáo trạng số 1 tố cáo Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tham nhũng yêu cầu ông từ chức, và các phe liên hệ "chấm dứt chiến tranh  giải quyết vấn đề miền Nam bằng phương thức hoà bình". Chủ tịch Thượng Nghị Viện Trần  Văn Lắm lên   án Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu "lạm quyền và tham nhũng". Ông Thiệu đã độc diễn thứ hai vào ghế Tổng Thống từ năm 1971, khi hết hạn lại ngồi thêm 5 năm  nữa, cái danh "Tám Lì "được gắn cho ông từ đó.
  Nhóm Sóng Thần thì tổ chức "ngày ký giả ăn mày" , rồi tiếp theo "Ngày công lý và báo chí thọ nạn" vào tháng 11-1974.
  CSBV xé bỏ hiệp định Ba Lê  từ ngày27-1-1973, đến cuối năm 1974, sau khi đã thoả thuận trao đổi tù binh với Mỹ đã xong. Mặt trận lớn đẩm máu mở ra tại vùng 1 Chiến thuật là quận Thượng Đức tỉnh Quảng Nam.  Thượng Đức nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Nam trong thung lũng Hà Tân, một khu vực nghèo nàn khô cằn sỏi đá , về phía Tây là rừng núi trùng điệp chạy dài tới biên giới Lào.Thượng Đức là địa điểm chiến lược cách Đà Nẳng khoảng 60 cây số về phía Tây Nam, cách biên giới Lào-Việt 50 cây số. Con đường độc đạo vào quận dài hơn 5 cây số,  đây là tiền đồn chiến lược bảo vệ căn cứ và phi trường Đà Nẳng, một trong những căn cứ lớn nhất của VNCH.




  Địa hình Thượng Đức rất hiểm yếu, ba bề là núi cao, có nhiều dốc dựng đứng, phía Đông bằng phẳng là nơi hợp lưu của hai con sông Côn và sông  Vu  Gia nước sâu, chảy dài từ Tây sang Đông.  
  Trước kia Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ đã xây dựng và để lại một căn cứ phòng thủ chiến lược với hệ thống giao thông hào liên hoàn trong căn cứ cùng với 35 lô cốt nửa chìm nửa nổi, mỗi lô cốt rộng 4 mét, xây dựng bằng xi măng cốt thép bao bọc 2 lớp bao cát đặt ngay ở giữa, nhiều công sự có nấp và một hệ thống nhà hầm và hầm ngầm. Khu thông tin, chỉ huy pháo binh, bệnh viện, kho, đều nằm sâu trong lòng đất. Trong khu vực nhà ngầm được chia thành nhiều phòng.
  Lực lượng VNCH ở Thượng Đức có 1 Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân biên phòng, 2 Đại Đội Địa Phương Quân, 1 Đại Đội Cảnh Sáng Dã Chiến, 1 Trung Đội Viễn Thám, và 16 Trung Đội Ngĩ Quân, tất cả đặt dưới sự chỉ huy  của Trung Tá Nguyễn Quốc Hùng Quận Trưởng.
  Về mặt chiến lược, Thượng Đức còn là một vị trí quan trọng xuất phát các cuộc hành quân trinh sát, khống  chế con đường tiếp liệu Trường Sơn Đông mà CSBV vừa mới khai dựng sau ngày ký hiệp định 27-1-1973. Từ phía Bắc quân dụng và chiến cụ theo đường mòn HCM đưa từ A Lưới đến A Shau qua Trào đến Bến Giàng nằm trên liên tỉnh lộ 4 , cách  Thượng Đức không xa. Tại đây quân CSBV có những kho tồn trử quân dụng tiếp tế cho mặt trận quân khu 5.
  Kể từ cuối  năm 1973, các không ảnh chụp được cho thấy nhiều khúc đường Ban Mê Thuộc được CS sửa chửa hoặc chuyển quân. Trước khi đánh Thượng Đức, ngày 18-7-1974, CQ cho Trung Đoàn 36 của Sư Đoàn 308 đánh chiếm Nông Sơn, nơi Tiểu Đoàn 78 Biệt Động Quân trấn giữ. Cụm phòng thủ Nông Sơn "Trung Phước nằm hai bên bờ sông Tỉnh Yên cách quận lỵ Đại Lộc khoảng 16 cây số. Với sự tăng cường của 2 tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 2 CQ và Tiểu Đoàn 10 đặc công , vào trưa 18-7 CQ đã tràn ngập căn cứ Nông Sơn.
   Ngày 29-7-1974, CQ mở cuộc tấn công vào Đức Dục do Trung Đoàn 21 Biệt Động Quân trấn giữ và pháo vào phi trường Đà  Nẳng, đồng thời cho Trung Đoàn 29 tấn công vào Chi khu Thượng Đức do Địa Phương Quân trấn giữ. Thông tin với chi khi mất liên lạc. Từ  đồi 52 gần Đại Lộc, CQ đã pháo kích rất chính xác vào các vị trí phòng thủ của Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân, 2 tiền đồn Biệt Động Quân phía Tây bị mất liên lạc.




   Sáng 30-7, Chi khu Phó Chi Khu Thượng Đức bị thương do pháo kích, Nhưng các cuộc tấn công của CQ đều bị đẩy lui, sau đó phi cơ quan sát của Không Quân nhìn thấy một đoàn xe của CQ đang di chuyển liên tỉnh lộ 4 ở phía Tây Thượng  Đức, liền gọi phi cơ đến oanh tạc, phá huỷ được 3 chiến xa, của CQ và nhiều xe vận tải khác. 
  Tại Chi khu Thượng Đức, tổn thất của Biệt Động Quân và các đơn vị trú phòng ngày càng gia tăng, việc tải thương không thực hiện được do hoả lực phòng không ác liệt của CQ. Tướng Ngô Quang Trưởng điều động 1 Chi Đoàn chiến xa M-48 từ tân Mỹ phía Bắc Hải Vân vào Đà Nẳng làm trừ bị cho Tướng Hinh khi tình hình nghiêm trọng.
  Ngày 1-8-1974, để giải toả áp lực địch, Tướng Nguyễn Duy Hinh Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh đã thành lập một chiến đoàn đặc nhiệm gồm Trung đoàn 2 Bộ Binh và thiết đoàn 11 Kỵ Binh, từ Đại Lộc đi theo dọc tỉnh lộ 1 tiến về Thượng Đức.




  Ngày 3-8-1974 Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 2 Bộ Binh bắt được 1 tù binh BV ở phía Đông Thường Đức, theo cung từ của   tù binh này cho biết Trung Đoàn 29 CSBV đã chiếm giữ các cao điểm 1235 và 1062 để chế ngự tỉnh lộ 4 giữa thượmng Đức và đồi 52 ở phía tây Đại Lộc, c on đường tiếp liệu và tiếp viện cho Thượng Đức, trong khi Trung đoàn 66 của Sư Đoàn 304 CQ được tăng cường lực lượng chuẩn bị dứt điểm Thường Đức.
  Sốt một ngày và đêm 6  tháng 8-1974 chiến đấu liên tục, Trung Đoàn 9 CSBV đã mở được cửa đột phá và đánh chiếm được một số lô cốt tuyến chiên hào thứ nhất, nhưng khi phát triển vào trung tâm, các mũi tiến công của CQ bị khựng lại trước hệ thống hoả lực dày đặc của binh sĩ VNCH. Tiểu đoàn 79 Biệt Động Quân cùng Địa Phương Quân, Nghĩa Quân quyết không đầu hàng nân đã chiến đấu vô cùng ác liệt, đánh trả các cuộc xung phong của CSBV, đến người lính cuối cùng và viên đạn cuối cùng.
  Trên trời máy bay A-37 của Không Quân VNCH liên tực bắn phá bổ  nhào trúc bom đánh ngay vào khu vực hàng rào căn cứ, chi viện cho quân đồn trú ở  Thường Đức giữ vững khu vực còn lại, những người lính mũ nâu anh hùng của Tiểu  Đoàn 79 Biệt Động Quân tiếp tục đẩy lui một đợt  tấn công nữa vào đêm này. Đến 1 giờ ngày 7-8, CQ chuyển hướng tấn công Tiểu Đoàn 9 thành hướng chủ yếu, đến 5 giờ 30 phút ngày 7-8-1974, sau khi củnh cố lực lượng và bố trí lại đội hình, trung Đoàn 66 CQ mở đợt tấn công cuối cùng đanh chiếm quận lỵ Thượng Đức. Những người lính Biệt Động Quân, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân còn sống sót rút vào lô cốt ngầm  bắn ra như điên, chống cự quyết liệt.




   Từ khi khởi đầu chiến dịch Thường Đức, liên tục trong 3 tháng chiến đấu ác liệt quanh khu vực đồi 1062, các đơn vị Nhảy Dù đã bị thiệt hại đến 50 phần trăm nhân số, với gần 500 chết và 2.000 bị thương. Sư Đoàn Nhảy Dù sử dụng luân  phiên 7 Tiểu trong chiến dịch này và đến giữa tháng 11 có đến 6 Tiểu Đoàn hoạt động trong khu vực đồi 1063   . Bên phía CSBV, 3 Trung Đoàn (24-29-66) gần như bị xoá tên với 2.000 bộ đội chết và 5.000 bị thương. Cả hai bên đều kiệt sức sau một chiến dịch đẩm máu.




  Kể từ ngày 11-11-1974, lực lượng Dù đã ngự trị trên toàn ngọn đồi 1062 ở phía  ĐôngThường Đức và thành lập tuyến phòng thủ trên các triền núi quanh đồi này. CQ bị tiêu hao quá nhiều nên không dám trở lại tấn công nữa. 
   Từ đầu năm 1975, CQ đã chiếm Định Quán, nằm về phía Đông Bắc tỉnh Xuân Lộc. Xuân Lộc nằm cách  Sài gòn khoảng 60 cây số và cách Phan Thiết 100 cây số. Phạm vi trách nhiệm  của Sư Đoàn 18 Bộ Binh là mặt trận Long Khánh, kể cả việc chiếm lại Định Quán trên quốc lộ 20, bảo vệ an ninh dọc theo quốc lộ 1 giữa Xuân Lộc và Bình Tuy, phụ trách an ninh mặt Bắc Long Bình, quốc lộ 15 và căn cứ Không Quân Biên Hoà. Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh là Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét