Tác Giả: Thanh Hiền- Dị Nhơn
Ôn Lan thành 1916
Đường tình bể khổ thênh thang
Hồng nhan bạc mệnh giấc vàng ảo hư
Những năm cuối cùng
Từ đáy vực con đã bò lên thật cao trên đỉnh danh vọng, tình tiền đều có đủ, chúng tôi rất mừng vì con đã có một bến đời bình yên. Nhìn con được Joe chìu cuộng, được nâng niu như viên ngọc quý, Joe không uống rượu không ăn chơi bài bạc, chỉ một điều hút thuốc lá mà thôi. Tôi thấy con thật là diễm phúc, đã tìm được tình yêu chân thành, với chúng tôi Joe kính yêu hết mực, càng sống gần Joe, Sandy càng thương yêu người rễ này, chúng tôi không còn lo cho con vì Joe lo cho con quá đầy đủ.
Tôi không thể ở lại Orlando nữa bởi những người cầm bút vô lương tâm, những tờ báo đặt điều bôi xấu, những cú điện thoại ghen tương, những lá thư nặc danh bôi nhọ, phá rối, mà cũng không còn chỗ hướng về đời sống tâm linh, bởi chùa Long Vân bị nhóm "trí thức" cùng nhóm HO làm cho tan nát, họ khủng bố tinh thần và cô lập tôi. Chúng tôi dời về Huntsville phụ nhà hàng với cháu Thiện và Kim Trang. Hôm dọn đi Joe với con đến thăm, lúc ra về một khoảng thì con quay xe lại, con chạy vào ôm tôi rướm nước mắt, xiết chặt con trong vòng tay mà nghẹn ngào, lòng kính yêu của con luôn thể hiện bằng cử chỉ và hành động. Ngày mother day con luôn viết trong thiệp những câu tiếng Việt.
"Con thương má nhiều lắm! Má đừng bao giờ quên nghe! Con xin lỗi nếu con có làm má giận! Thương má nhiều.... Huệ "
Tôi nhớ mãi vòng tay ấm áp của con, tôi đem theo lên Huntsville mấy cuốn abum mà con vừa mới ghép hình vào. Con hứa sẽ lên thăm chúng tôi, con sống với chúng tôi từ năm 1972, khi di tản cũng không rời xa, lần này chúng tôi dời đi xa khiến con buồn rơi nước mắt khiến tôi cũng khóc theo.
Joe- Nina Kim
Làm nhà hàng gần một năm, thấy con quá vất vã vì vừa lo cửa tiệm ở Orlando vừa phải về Colorado coi sóc văn phòng, khi phải về Nova Scotia(Canada), nên chúng tôi trở lại Orlando phụ giúp con. Khi cháu Bùi Thanh Long mở nhà hàng ở Maritta (GA) thì chúng tôi lên phụ 3 tháng lúc khai trương.
Vào tháng 6 năm 1996 con nhuốm bệnh, đi khám bác sĩ nghi là "ung thư". Cái tin chấn động đó làm hai má con khóc hết nước mắt, tôi bảo phải chi tôi có thể thế cho con cái căn bệnh nan y đó, con lại bảo:
"chẳng thà con mang bệnh chớ không muốn má bệnh"
Con bắt đầu điều trị tại Orlando, qua tháng 5-1997, Joe đưa con qua Tijuana (Mexico) chửa trị 2 tuần rồi trở lại Orlando, sau đó đưa qua Cali, Ailleen người bạn thân nhất của con đi theo để phụ giúp nuôi bệnh, dù có manacher nhưng Joe mỗi tháng phải bay về Orlando 1 tuần để trả lương cho nhân viên. . Joe thuê apartment ngay eo biển Marina Del Ray, một phòng ngủ, luôn cả đồ đạc mỗi tháng gần 2.000 đô, và thuê xe. Joe từ chối sự giúp đỡ của mẹ, nên mẹ Joe chuyển thẳng qua bank của con để phụ giúp chi phí hàng tháng.
Nina Kim- Aileen
Tôi đưa địa chỉ anh Huỳnh Văn Tỏ Hội trưởng Châu Văn Tiếp (Bà Rịa) , nên Joe đưa con đến nhà thăm anh chị, anh gọi cho tôi biết là nó rất ốm và xuống tinh thần, thế mà khi tôi gọi thăm, sợ tôi lo nên lúc nào nó cũng nói đã khoẻ nhiều. Tôi vội bay qua Cali, khi thấy con mới biết là bệnh nặng lắm rồi, một cánh tay bên phải đã không còn cử động được nữa phải mang dây, mừng tôi mà con không thể ôm lấy mẹ. Trời ơi! Chỉ có mấy tháng mà con lại đến nỗi này.
Trên những ngón tay đau
Biếng lười nằm trên gối
Nghe đời bỗng xanh xao
Chuyện buồn sao cứ tới!
Sợ con xúc động nên tôi không dám khóc, nghe con rên đau nhức mà tôi đứt từng khúc ruột. Aileen săn sóc con mấy tháng đã đuối sức, thức ăn đều mua loại organic, còn thuốc thì bày trên kệ như nhà thuốc tây nhỏ, mỗi lần uống cả mấy chục viên.
Aileen lại chở 2 má con qua Sàigòn nhỏ đi chợ, Aileen rất thíach món ăn Việt Nam. Nhìn thiên hạ đi sắm Tết mà chợt buồn, từ ngày con mang bệnh tôi đã quên hết ngày giờ, quên cả tôi, quên cả Tết. Mua ít thức ăn, trái cây và 1 chậu thuỷ tiên. tết năm đó chậu thuỷ tiên chỉ nở một hoa lẻ loi mầu trắng mà thơm ngát cả nhà. Nhìn hoa nở, tôi chạnh nghĩ đến con, thân phận hẩm hiu mong manh như một loài hoa.
Buổi sáng nhìn hoa nở
Thuỷ tiên dông yêu kiều
Sáng chào đời bở ngỡ
Chiều tàn trong hắt hiu !
Không khí ô nhiễm làm bầu trời Cali lúc nào cũng mù mù, nắng có khi kéo dài cả mấy tháng, cái nóng bức làm con người khô khan, Joe chở con ra thăm biển, nhìn mọi người lướt nhảy sóng, cái hình ảnh đó làm con mũi lòng, ngày nào con tung tăng trên lượn sóng ấy, giờ như kẻ tàn phế phải ngồi xe lăn, phải có người chăm sóc đở nâng. Căn bệnh quái ác đã huỷ hoại dần cái cơ thể xinh đẹp của con.
Còn đâu thân thể khoẻ mạnh, còn đâu nét yêu kiều, những ngày tháng huy hoàng giờ tan biến vội vàng như những đợt sóng vô tình kia. Trên đường về, chợt nhìn thấy người phu quét đường quanh chung cư, nhìn chiếc lá xanh lìa cành vội vã, chợt thấy đâu đây bóng vô thường, tôi lo sợ con sẽ bỏ tôi.
Buổi sáng ra dạo phố
Nhìn người phu quét đường
Lá niệm bài kinh khổ
Đâu đây bóng vô thường!
Từ một góc trời Cali của eo biển Marina Del Rey của giới thượng lưu của Mỹ với cuộc sống cao hưởng thụ. Tôi với con bơ vơ sống bám víu vào Joe, đường phố xa lạ không người quen, không bạn bè thân thít, sống từng ngày, lo lắng dằn vặt từng giờ, từng phút, từng giây. Con đau cả nhà đều đau, cái không khí trong gia đình trở thành buồn thảm, tiếng cười đùa không còn nghe thấy nữa, mà chỉ có những tiếng rên đau nhức, trên đôi môi xinh tươi của con giờ khô héo, biếng nói, biếng ăn.
Một hôm, con bảo con nằm mơ thấy Đức Quán Thế Âm, ngài bảo con không phải bệnh ung thư mà bị " thư bùa". Con muốn tôi gọi về VN đi tìm thầy gở bùa. Mới nghe qua tôi lạnh cả người , mới gọi về cho út nhờ Hoàng đi tìm thầy, bà thầy ngoài Cát Lỡ, bà thầy hỏi Hoàng:
" Lúc con về VN ba với chú có cho cua, nếu con có ăn thì bùa thư trong mấy con vua đó"
Bà thầy bảo rằng hai anh em Hội, Tư Xê "cố ý" bỏ bùa cho tôi chứ không phải con, muốn hại tôi nhưng lại hại chính "con mình". Con phải nhận cái "tội ác" của cha và gánh cái "nạn" cho mẹ. Tôi nghĩ hai anh em họ thù vì đến nhà tôi không tiếp, còn bị út mắng, hắn hận tôi "vô ơn" vì nhờ hắn "gả" tôi cho Mỹ nên giờ đây tôi được sung sướng tấm thân. muốn tìm hắn để năn nỉ gở bùa cho con, nhưng hắn như bóng chim tăm cá. Bà thầy làm bùa gửi qua, Joe phải ra phi trường lấy, chỉ giải tạm thôi, chờ con khoẻ đôi chút phải về VN mới có thể giải dứt được.
Tôi nhờ anh Tỏ và cháu Tú tìm dùm thầy để gở bùa, anh chị Tỏ giúp tôi rất nhiều, mỗi lần đến thăm anh chị thì các cháu lại đưa về dùm, mà từ Garden Grove đến Marina Del Rey rất xa. Anh Tỏ lại kéo tôi qua San Joe dự đám cưới của anh Nguyễn Hữu Nhân. Chuyến bay khởi hành từ quận Cam, trong nhóm gồm :
- Anh chị Huỳnh Văn Tỏ
-Thầy Phạm Văn Ngôn
-Anh chị Phạm Hữu Hoà
-Anh chịb Nguyên
-Anh chị Tuyết-Thọ
-Anh Đỉnh
Tôi ngồi gần thầy Ngôn, thầy thuộc B-54 (Bắc di cư 1954), có duyên nợ với gái miệt Đất Đỏ, vùng nổi tiếng nhiều gái đẹp. Chuyện tình Bắc duyên Nam gắn bó cho đến bây giờ, lần vượt biên thầy hao hụt hết 2 người con trai.
Lần đầu tiên tôi có dịp gặp gỡ người đồng hương Bà Rịa, ngoài chú rễ Nguyễn Hữu Nhân và cô dâu Nguyễn Cúc Điệp, thầy Phạm Văn Ngôn, Phạm Hữu Hoà, anh Phước Lễ, Trần văn Tuyến, Nguyễn Hữu Ái, Nguyễn Văn Song, anh chị Nguyên, Tuyết Thọ, anh Đỉnh, Nguyễn Hữu Phước, Đỗ Văn Thuến, Nguyễn Thuý Mai, anh Nghệ, Nguyễn Văn Mão, Minh Mẫn... đặc biệt nữ sĩ Ngọc An là em gái anh Nhân.
Gặp lại Đặng Thị Phú bạn học ngày xưa là em cô cậu với hắn (cha con gái). Phú rất đông anh chị em, Phú rất đẹp, Phú kết hôn với giáo sư Khang, qua đây đã ly dị, Tuyết em gái Phú đến nhà anh Tỏ để biết mặt con gái tôi nhưng tôi vô tình không biết. Với gia đình Phú cũng là chỗ quen biết với má tôi, mợ rất tử tế và rất biết điều, gia đình có đạo đức.
Ngồi trong tiệc cưới mà tôi bồi hồi không an, hồn cứ để đâu đâu, phải nhờ điện thoại của anh Ái gọi về cho con, khi nghe tiếng nói của con tôi mới an tâm. Món ăn sau cùng của tiệc cưới là khoai mì, với tô nước canh lỏng lều bều để nhớ lại trong trại cải tạo.
Vào tháng 8-1997, con bị khó thở nên nhập viện lần đầu vì một bên phổi có nước, chỉ nằm vài tuần thì xuất viện. Con lại muốn đi chùa nên Tú dẫn đến chùa Miên Wat Khmer Trigoda Jothi Gnano toạ lạc đường Beverly Blvd (Los Angeles), mấy sư có sống bên Việt Nam nên nói được tiếng Việt. Con qu1y xuống lễ Phật và khẩn cầu sư:
-Thầy ơi! Thầy cứu dùm con! Mẹ con chỉ có mình con! Nếu con có mệnh hệ nào thì ai ai phụng dưỡng mẹ lúc tuổi già!
Con lại hỏi:
-Con sanh ngày vía Quán Thế Âm! Con là con của ngài tại sao con bệnh hoài mà không khỏi? Tại sao ba với chú lại muốn giết con?
Tôi không biết phải trả lời con như thế nào, chỉ biết ôm con mà khuyên:
-Có lẽ má con mình từ vô lượng kiếp có gieo oán cừu với họ! Nên kiếp này mình phải trả!Phận làm con khi cha mẹ có tội thì con phải sám hối để chuộc tôi cho cha mẹ! Má đi làm công quả cho chùa chỉ cầu mong cho con lành bệnh! Hãy nghe lời Phật dạy "oán thù nên giải không nên buột"!Con hãy tha thứ cho họ!
Khi con trở bệnh con lại đòi đi chùa Miên, tôi với Aileen mang theo bình oxy. Hôm ấy là ngày 17-8-1997, Joe lúc ấy về lại Orlando. Con lại làm mệt, Aileen gọi cho bác sĩ Alex Y Kawana, bác sĩ bảo phải đưa gấp đến bệnh viện Cedar Sinai. Bệnh viện toạ lạc gần Holywood (Los Angeles), nơi mà các minh tinh điện ảnh của Mỹ đến điều trị.
Bác sĩ Alex Y Kawana gốc Nhật Bản, là một bác sĩ tận tâm, đầy lòng nhân ái, lúc nào ông cũng thường trực từ bệnh viện này đến bệnh viện khác, khi gọi ông thì mấy phút sau ông gọi lại ngay, khi cần thì ông luôn có mặt, con gái rất tin tưởng và kính mến ông. hai vợ chồng ông không con và phu nhân cũng mang bệnh ung thư, sau này ông có lập một bệnh viện nhỏ trị bệnh unh thư miễn phí cho người nghèo, thuốc do các nhà thuốc bào chế cung cấp. Sống trong một thế giới đầy danh lợi và tham vọng, ông mang một trái tim Bồ Tát đi cứu khổ cho chúng sinh.
Tôi có đến một ngôi chùa nhỏ không nhớ tên, thầy trụ trì bảo tôi trì chú Chuẩn Đề với câu "Án chiếc lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha". Mỗi lần trì chú đó con nhức không chịu nổi. Tôi lại đến Phật Học Viện Quốc Tế của Hoà Thượng Thích Đức Niệm làm công quả 1 tuần để cầu an cho con. Tu viện trồng rất nhiều mai, nhà bếp do cá tăng sĩ thay phiên nhau nấu và dọn dẹp. Đặc biệt dùng 2 đôi đủa, 1 gấp thức ăn, 1 để ăn. Hoà thượng ngồi đầu bàn, tăng chỉ ngồi kế, Phật tử ngồi cuối bàn, thọ trai trong im lặng.
- Anh chị Huỳnh Văn Tỏ
-Thầy Phạm Văn Ngôn
-Anh chị Phạm Hữu Hoà
-Anh chịb Nguyên
-Anh chị Tuyết-Thọ
-Anh Đỉnh
Tôi ngồi gần thầy Ngôn, thầy thuộc B-54 (Bắc di cư 1954), có duyên nợ với gái miệt Đất Đỏ, vùng nổi tiếng nhiều gái đẹp. Chuyện tình Bắc duyên Nam gắn bó cho đến bây giờ, lần vượt biên thầy hao hụt hết 2 người con trai.
Lần đầu tiên tôi có dịp gặp gỡ người đồng hương Bà Rịa, ngoài chú rễ Nguyễn Hữu Nhân và cô dâu Nguyễn Cúc Điệp, thầy Phạm Văn Ngôn, Phạm Hữu Hoà, anh Phước Lễ, Trần văn Tuyến, Nguyễn Hữu Ái, Nguyễn Văn Song, anh chị Nguyên, Tuyết Thọ, anh Đỉnh, Nguyễn Hữu Phước, Đỗ Văn Thuến, Nguyễn Thuý Mai, anh Nghệ, Nguyễn Văn Mão, Minh Mẫn... đặc biệt nữ sĩ Ngọc An là em gái anh Nhân.
Gặp lại Đặng Thị Phú bạn học ngày xưa là em cô cậu với hắn (cha con gái). Phú rất đông anh chị em, Phú rất đẹp, Phú kết hôn với giáo sư Khang, qua đây đã ly dị, Tuyết em gái Phú đến nhà anh Tỏ để biết mặt con gái tôi nhưng tôi vô tình không biết. Với gia đình Phú cũng là chỗ quen biết với má tôi, mợ rất tử tế và rất biết điều, gia đình có đạo đức.
Ngồi trong tiệc cưới mà tôi bồi hồi không an, hồn cứ để đâu đâu, phải nhờ điện thoại của anh Ái gọi về cho con, khi nghe tiếng nói của con tôi mới an tâm. Món ăn sau cùng của tiệc cưới là khoai mì, với tô nước canh lỏng lều bều để nhớ lại trong trại cải tạo.
Vào tháng 8-1997, con bị khó thở nên nhập viện lần đầu vì một bên phổi có nước, chỉ nằm vài tuần thì xuất viện. Con lại muốn đi chùa nên Tú dẫn đến chùa Miên Wat Khmer Trigoda Jothi Gnano toạ lạc đường Beverly Blvd (Los Angeles), mấy sư có sống bên Việt Nam nên nói được tiếng Việt. Con qu1y xuống lễ Phật và khẩn cầu sư:
-Thầy ơi! Thầy cứu dùm con! Mẹ con chỉ có mình con! Nếu con có mệnh hệ nào thì ai ai phụng dưỡng mẹ lúc tuổi già!
Con lại hỏi:
-Con sanh ngày vía Quán Thế Âm! Con là con của ngài tại sao con bệnh hoài mà không khỏi? Tại sao ba với chú lại muốn giết con?
Tôi không biết phải trả lời con như thế nào, chỉ biết ôm con mà khuyên:
-Có lẽ má con mình từ vô lượng kiếp có gieo oán cừu với họ! Nên kiếp này mình phải trả!Phận làm con khi cha mẹ có tội thì con phải sám hối để chuộc tôi cho cha mẹ! Má đi làm công quả cho chùa chỉ cầu mong cho con lành bệnh! Hãy nghe lời Phật dạy "oán thù nên giải không nên buột"!Con hãy tha thứ cho họ!
Khi con trở bệnh con lại đòi đi chùa Miên, tôi với Aileen mang theo bình oxy. Hôm ấy là ngày 17-8-1997, Joe lúc ấy về lại Orlando. Con lại làm mệt, Aileen gọi cho bác sĩ Alex Y Kawana, bác sĩ bảo phải đưa gấp đến bệnh viện Cedar Sinai. Bệnh viện toạ lạc gần Holywood (Los Angeles), nơi mà các minh tinh điện ảnh của Mỹ đến điều trị.
Bác sĩ Alex Y Kawana gốc Nhật Bản, là một bác sĩ tận tâm, đầy lòng nhân ái, lúc nào ông cũng thường trực từ bệnh viện này đến bệnh viện khác, khi gọi ông thì mấy phút sau ông gọi lại ngay, khi cần thì ông luôn có mặt, con gái rất tin tưởng và kính mến ông. hai vợ chồng ông không con và phu nhân cũng mang bệnh ung thư, sau này ông có lập một bệnh viện nhỏ trị bệnh unh thư miễn phí cho người nghèo, thuốc do các nhà thuốc bào chế cung cấp. Sống trong một thế giới đầy danh lợi và tham vọng, ông mang một trái tim Bồ Tát đi cứu khổ cho chúng sinh.
Tôi có đến một ngôi chùa nhỏ không nhớ tên, thầy trụ trì bảo tôi trì chú Chuẩn Đề với câu "Án chiếc lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha". Mỗi lần trì chú đó con nhức không chịu nổi. Tôi lại đến Phật Học Viện Quốc Tế của Hoà Thượng Thích Đức Niệm làm công quả 1 tuần để cầu an cho con. Tu viện trồng rất nhiều mai, nhà bếp do cá tăng sĩ thay phiên nhau nấu và dọn dẹp. Đặc biệt dùng 2 đôi đủa, 1 gấp thức ăn, 1 để ăn. Hoà thượng ngồi đầu bàn, tăng chỉ ngồi kế, Phật tử ngồi cuối bàn, thọ trai trong im lặng.
Sáng ra thầy mặc áo lam
Xăng quần vác cuốc ra làm vườn sau
Rừng mai chim khẻ bảo nhau
Chúng mình cùng đến cuối chào Tỳ Kheo
Hoà Thượng thích gọi là "Tỳ Kheo quê mùa"hơn là gọi Hoà thượng. Mỗi sáng ngài thay áo lam vác cuốc ra làm vườn, mồ hôi rịn trên trán ướt dầm cả lưng. Đường ra Tàng Kinh Các hai bên toàn là mai, khi ngài khoác y vàng hoà trong rừng mai vàng như cánh bướm trông thật nên thơ, và trái Phật thủ giống như bàn tay Phật 5 ngón hẳn hoi, khác với những trái Phật thủ mà tôi nhìn thấy nơi chùa khác. Nơi Tành Kinh Các này Hoà Thượng dành rất nhiều thời giờ dịch rất nhiều kinh.
Tỳ Kheo đấp tấm y vàng
Trồng hoa trí tuệ đạo tràng gieo duyên
Tịnh tâm dưới khóm trúc thiền
Dịch kinh sáng tác lưu truyền đời sau
Cũng tại Phật Học Viện Quốc tế tôi gặp được anh Ngô Văn Khanh, người học sinh quê Phước Lợi ở trọ nhà bác Hai Giác bên Long Hương, kế nhà bác Năm Lăng đường vào chùa Long Cốc. Anh chị Ngô Văn Khanh rất thành công trên đường thương mại và cúng dướng rất nhiều cho Phật Học Viện, nhà gần gần Phật Học Viện, lúc đó có thầy thuốc nam là Pram Nguyễn từ Cleveland (OH) đến nhà anh Ngô Văn Khanh để chữa bệnh nên tôi đem con đến đó. Lúc bắt mạch thì thầy bảo mạch đã đứt, thầy hốt cho mấy thang thuốc mà không lấy tiền, nếu uống bớt thì hốt thêm, và thấy khuyên tôi nên bố thí và đi cúng dường 10 để cầu chư Phật mười phương gia hộ.
Tôi lại đến nhờ anh Cao văn Tính, là anh rễ của chị Tỏ chở tôi đi chùa. Đến vạn Phật Thành, Tổ Đình Minh Đăng Quang số 8752- Wesminter(Cali) có duyên găp Hoà Thượng Thích Giác Nhiên, đến chùa Phổ Đà, chua Đại Giác... liên lạc được với Ngọc Hoài Phương, được biết Phương Dung (phu nhân Ngọc Hoài Phương) tổ chức buổi giảng của Đại sư Tây Tạng Khen Rinpoche Clobsang Jamyang (Viện trưởng Tu viện Sera Mey) tại chùa Huệ Quang do thầy Thích Minh Mẫn trụ trì. Chùa toạ lạc tại số 918 W.Wesminter, nghe thế nên tôi đến cầu an cho con.
Không hẹn mà tôi gặp gỡ Phương Dung, nhưng không tiếp chuyện được vì cô rất bận vì là người tổ chức. Cô là tác giả của 2 quyển( Sự tái sanh của các Lạt Ma Tây Tạng và Những điều huyền bí của Kim Cang thừa) ra mắt sách ngày 1-19-1997. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và các Đại Sư Tây tạng đến Ca Li Phương Dung là người đứng ra tổ chức cho các ngài giảng pháp cho Phật tử Việt Nam. Qua Diệu Hạnh Phương Dung tôi đã từng bảo trợ cho các sư của Tu viện Tây Tạng.
Chụp vài bô hình với anh Ngọc Hoài Phương, kỷ niệm ngày gặp gỡ đầu tiên. Hôm đó trời khá lạnh, vì quá đông, tyo6i là người cuối cùng được vào vì lý do con đau nặng. Không có thì giờ để làm hai khoá lễ, còn phải qua thông dịch từ tiếng Tây Tạng qua tiếng Mỹ, sang tiếng Việt, nên Đại sư cho dời ngồi ngay cửa, để bên ngoài có thể nghe. Tôi ngồi phía sau chót thành ra ngồi gần Đại sư nhất. Lần đầu tiên tôi được nhìn thấy nghi lễ của Phật Giáo Tây tạng, và nhận lễ "điểm đạo Quán Thế Âm", được ngài choàng cho sợi dây đỏ và thêm một dây mang về cho con. Tôi có ý định thỉnh Đại sư đến chữa bệnh cho con, nhưng đêm đó con trở bệnh phải nhập viện gấp. Diệu Hạnh Phương Dung gủi hình sang kèm theo bài mật chú cầu an của Tây Tạng.
Chụp quang tuyến cho con bao nhiêu lần chỉ ra một lá phổi, các bác sĩ không sao giải thích được. Còn vết lỡ trên ngực phải dùng thuốc từ bên VN gửi sang, Joe phải ra phi trường để lấy thuốc. Bác sĩ Kawana cho dùng và đặc biệt chỉ gia đình săn sóc cho con, từ thuốc đến tắm rửa. Joe không chỉ rành về thuốc mà Joe rất kiên nhẫn và chu đáo, đúc từ miếng ăn, dỗ dành từng viên thuốc, lau từ giọt mồ hôi, thay từng tấp tả, thoa bóp... Mỗi sáng đợi các bác sĩ đến khám xong thì Joe mới an tâm về nhà nghĩ, vì cả đêm phải thức canh bệnh, khi mệt quá Joe cột sợt dây ở cổ tay, khi con cần thì dựt sợi dây đánh thức.
Bác sỉ Kawana rất tin những gì tôi nói, vì mỗi lần vào khám bệnh cho con ông đều không thở được, tôi phải vào tụng một thời kinh thì ông mới vào thì không sao. Và con gái tôi đã nằm mơ thấy Bồ Tát Quán Thế Âm mách bảo là con "bị bùa chứ không phải ung thư" vì thế nên tôi gọi về VN nhờ tìm thầy và thầy cho biết con bị bùa trong con cua, và tôi nhớ lại chuyến về thăm VN lần đầu vào năm 1995. Khi hắn vào thăm không có tôi ở nhà, hắn mang cho mớ cua, con luột ăn và có chừa cho tôi, tôi buột miệng thốt lên:
- Sao con lại ăn rủi họ bỏ bùa thì làm sao!
Tôi không ăn và đổ mớ cua đó, không ngờ rằng con mắc phải bùa từ người cha, hắn nào biết cố ý bỏ bùa hại tôi mà hại chính con mình. Khi con được đưa ra phòng ngoài 2 tuần thì ngày 31-8-1997 tin tức công nương Diana bị tử nạn xe, năm đó là năm Sữu mà công nương cũng tuổi Sữu , tuổi Việt mới 37. Con đang bệnh mà nghe tin ấy không dấu nỗi bàng hoàng. Tôi ngậm ngùi với câu:
Mỹ nhân tự cổ nhu danh tướng
Bất hứa nhân gan kiến bạnh đầu
Trong 3 phụ nữ danh tiếng chết trong năm xung hạn 37 tuổi là: 1- Marilyn Monroe sanh năm Bính Dần (1926) chết năm Nhân Dần 1962.
2-Nữ Nghệ sĩ Thanh Nga sanh năm Nhâm Ngọ (1942) mất năm
Mậu Ngọ (1978)
3-Công nương Diana sanh năm Tân Sữu (1961) mất năm Đinh Sữu (1997).
Tôi lo sợ năm sau là năm tuổi của con, mà con thì hay thường bảo:
-Con không thấy nhìn thấy tuổi già, nhất là không muốn nhìn thấy mà già tóc trắng!.
Lúc con bệnh nặng không thở được, phải đặt óng thở vào cổ họng để tiếp thở, sau 2 tuần sợ nhiễm trùng nên phải cắt ngay cổ họng để đặt óng thở, nằm trong phòng ICU hơn cả tháng.
Mỹ nhân tự cổ nhu danh tướng
Bất hứa nhân gan kiến bạnh đầu
Trong 3 phụ nữ danh tiếng chết trong năm xung hạn 37 tuổi là: 1- Marilyn Monroe sanh năm Bính Dần (1926) chết năm Nhân Dần 1962.
2-Nữ Nghệ sĩ Thanh Nga sanh năm Nhâm Ngọ (1942) mất năm
Mậu Ngọ (1978)
3-Công nương Diana sanh năm Tân Sữu (1961) mất năm Đinh Sữu (1997).
Tôi lo sợ năm sau là năm tuổi của con, mà con thì hay thường bảo:
-Con không thấy nhìn thấy tuổi già, nhất là không muốn nhìn thấy mà già tóc trắng!.
Lúc con bệnh nặng không thở được, phải đặt óng thở vào cổ họng để tiếp thở, sau 2 tuần sợ nhiễm trùng nên phải cắt ngay cổ họng để đặt óng thở, nằm trong phòng ICU hơn cả tháng.
Qua dãy phòng cứu cấp
Nghe tiếng rên kéo dài
Người lại qua tấp nập
Áo trắng nồng hơi cay
Nửa khuya chợt giựt mình tỉnh giấc vì hồi chuông báo động, bệnh nhân trong ICU tắt thở, nhịp tim ngưng, bác sĩ, y tá náo động, tiếng chân người hấp tấp, Bác sĩ làm hô hấp để cứu bệnh nhân, nhìn trên máy nhịp tim chỉ còn 1 lằn thẳng, bác sĩ đành phải thua quỷ vô thường. Chỉ một lát sau thì chiếc băng ca được trùm tấm drap trắng lặng lẽ đưa xác ra ngoài. Người lau dọn đổi drap khác và bệnh nhân khác được chuyển đến.
Dãy hành lang lạnh vắng
Từng nấc thang dật dờ
Băng ca trùm drap trắng
Người chết nằm như mơ
Tôi ngồi từng giờ, từng ngày, từng đêm ngoài hành lang chờ đợi, tai nghe quen những tiếng rên than, tiếng la hét nhức nhối, đã quen thuộc phòng ICU, quen thuộc những chiếc ghế thiếp đi vài phút ví quá mệt mỏi. Đêm đêm tôi ngủ trên cái ghế cạnh giường của con, y tá cứ vào ra check nhiệt độ, lúc chuyền thuốc, khi lấy máu đề xét nghiệm, óng kim đã ghim sẵn trên tay con, chỉ cần bơm máu ra. Mỗi lần lấy đến mấy óng máu, chỉ dùng một óng còn bao nhiêu thì bỏ, sau này con thiếu máu nên bác sĩ Kawana ghi vào hồ sơ, phải bom máu lại không được bỏ.
Với bác sĩ, ý tá, lao công đều quen mặt quen tên, ngõ ngách nào tôi cũng biết, nên ai cũng nghĩ tôi làm cho bệnh viện. Trong lúc tôi nuôi bệnh cho continh thần tôi suy sụp, cả đến người bạn thân nhất là Ái Khanh tôi cũng không báo tin. Bạn bè trở mặt, một số văn thi sĩ a dua nhau bôi nhọ tôi trên báo chí và cô lập tôi. Tôi thật là cô đơn, tìn cờ đọc được bài "Tình Văn Hữu" của Hoàng Du Thuỵ, tôi không nhớ rõ tập san nào mà cảm thấy thấm thía và xúc cảm. Tôi mạo muội viết thư làm quen, Hoàng Du Thuỵ hồi âm từ Canada. Bức thư đầu Hoàng Du Thuỵ viết rất dài, đã an ủi tôi rất nhiều. Hoàng Du Thuỵ đến với tôi trong lúc tôi cô đơn, tinh thần kiệt quệ, đang cần một người bạn chân thành để an ủi và cảm thông.Hai đứa cũng giống nhau chỉ có một đứa con gái.
Nhiều đêm đứng trên lầu 5 của bệnh viện, nhìn thấy hàng chữ Holywood, trung tâm của màn bạn Mỹ, nơi những minh tinh nỗi tiếng trên tột đỉnh vinh quang, tiền rừng bạc bể mà có người cuối đời chết trong nghèo túng. Chán nãn đến tột cùng, tôi thật sự muốn nhảy xuống để tự kết liễu đời mình, để không nhìn thấy con bị căn bệnh hành hạ, không muốnn hìn cái chết từ từ đến với con. Tim tôi nhói đau khi nhìn tóc con rụng từng mãng khi vào chemo. Chợt nhớ lời khuyên của Hoàng Du Thuỵ tôi lại can đảm chịu đựng sống vì con đang cần sự săn sóc của tôi.Joe lại an úi khích lệ tinh thần:
-Mom ráng sống với chúng con! Để sau này chúng ta có những kỷ niệm đẹp với Nina!
Sandy lại phải bay qua phụ nuôi bệnh, Joe ở đêm, sáng đến bác sĩ khám bệnh xong thì Joe lái xe về, chúng tôi lo cho con ban ngày, khi nào Joe về Orlando trả lương cho nhân viên thì chúng tôi ăn ở luôn tại bệnh viện. Mỗi phòng bệnh nhân đều có phòng tắm nên cũng không đến đổi nào. Cứ tháng này sang tháng khác, túc trực mỗi ngày trong bệnh viện. Được sự chăm sóc đặc biệt của bà Joy Jackson y tá trưởng phòng ICU bà gốc Phi Luật Tân, phần đông y tá Cedar Sinai là người gốc Phi. Khi chuyển ra phòng ngoài lầu 5, các y tá tường xuyên chăm sóc con là Vickey Kapogiannis, Elizabeth... therapy là Alex Palombi, tất cả y tá đều tận tình chăm sóc cho con.
Con sực nhớ lại hơn 10 năm trước, Nguyễn Sơn Lâm có bói cho con một quẻ, nói là năm 36 tuổi con sẽ trãi qua cơn bệnh rất, nên con nhờ tôi về lại Orlando tìm Lâm xem thủ con con qua khỏi bệnh không? Và Nguyễn Sơn Lâm đón quẻ nói rằng con sẽ qua khỏi trong năm nay. Tôi gọi báo tin cho con nên con rất mừng, khi về Orlando tôi nhận được rất nhiều thư của Hứa Thị Hoàng bạn của con từ VN. Tôi thay con viết thư cho Hoàng vì cánh tay phài của con không cử động được. Chúng tôi dự tính khi con khoẻ lại sẽ đưa con về VN tìm thầy giải bùa, nên tôi phải vào quốc tịch Mỹ cho dễ dàng. Tôi đã thi xong, đến ngày tuyên thệ thì con trở bệnh phải vào ICU. Lúc ấy thì bác Phương gái qua đời, Ngọc Sương gọi điện thoại báo tin, nhưng chúng tôi đều bên Cali nuôi bệnh cho con. Ngọc Sương không thấy tôi trả lời nên có ý buồn vì bác Phương rất thương tôi như con gái, mỗi lần gọi thăm bác bác hay dặn "đợi bác cùng về Việt Nam nghe". Ngọc Sương than phiền với chị Nguyễn Công Phước, thì mới biết chúng tôi cùng nuôi bệnh cho con bên Cali. Khi Ngọc Sương liên lạc được với tôi, khi nghe tin bác qua đời tôi thật bàng hoàng, chỉ biết chia buồn muộn và xin lỗi.
Khi nghe tôi kể về căn bệnh của con thì chồng Ngọc Sương là Nguyễn Đình Bá gieo một quẻ thì cho biết còn cứu được nên Nguyễn Đình Bá tức tốc bay qua Cali. Lúc ấy tôi phải về Orlando để tuyên thệ, rồi tức tốc bay trở lại Cali. Tôi thật sự là không biết Nguyễn Đình Bá biết giải bùa. Tôi nắm tay con và n1oi rằng cậu Bá Đến giải bùa cho con, dù không nói được nhưng con nghe được nên bóp nhẹ tay tôi.
(Xin đón đọc tiếp ...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét